0
Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Sự phát triển của hơng ớc

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HƯƠNG ƯỚC. SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG (Trang 25 -30 )

Trong mỗi giai đoạn, hơng ớc lại mang những thông điệp lịch sử, văn hóa riêng. Những nội dung đó phản ánh khá chân thực, sinh động về diện mạo làng Việt đơng thời. Lịch sử hơng ớc có thể chia ra làm 3 thời kỳ phát triển sau:

Trớc năm 1921: các làng xã tự soạn thảo hơng ớc, gọi là hơng ớc cổ.

Từ năm 1921 đến trớc CMT8/1945: hơng ớc đợc soạn theo ý đồ cải lơng h- ơng chính của thực dân Pháp nên còn gọi hơng ớc cải lơng.

Từ cuối thế kỷ XX, đặc biệt từ đầu năm 1990 đến nay: là thời kỳ “tái lập h- ơng ớc”, còn gọi là hơng ớc mới (qui ớc làng văn hoá).

Hơng ớc cổ (từ thế kỷ XV đến trớc năm 1921)

Các nhà nghiên cứu về hơng ớc đều thống nhất lấy thời điểm trớc năm 1921, vì cho tới nay vẫn cha có t liệu lịch sử nào cho phép chúng ta xác định niên đại chính xác mà hơng ớc cổ ra đời. Chỉ biết rằng, vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã có đạo dụ nhằm hạn chế bớt các làng lập khoán ớc, hơng ớc đã trở thành một hiện tợng khiến nhà nớc phải quan tâm. Theo TS. Vũ Duy Mền “bản sao ớc từ (hơng ớc) xã Tri Lễ (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) mang dấu ấn niên đại sớm nhất còn lại đến ngày nay” (1420) [41;283]. Có rất nhiều lý do để những bản hơng ớc cổ vốn rất quý giá bị mất đi - đặc biệt trên đất nớc phải vợt qua nhiều thử thách trong đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc - do tàn phá của chiến tranh, thời tiết, bảo quản… Vì vậy mà ngoài bản sao kể trên, những hơng ớc mà chúng ta biết đến hiện nay đều mang niên đại khá muộn (thế kỷ XVII). Đó là: “Quỳnh Đôi kim cổ, sự tích hơng biên”

(1638); “Mộ Trạch xã cựu khoán” (1655). Thời kỳ này, đều do các làng tự soạn, phù hợp với đặc điểm của làng.

Hơng ớc, khoán ớc là tên gọi phổ biến đợc văn bản hóa bên cạnh nhiều tên gọi khác “đợc gọi bằng 50 tên gọi khác nhau” [40;274]. Hầu hết, các bản hơng ớc cổ đều đợc ghi bằng văn tự Hán Nôm trên một số chất liệu nh giấy bản, bia đá, lá đồng do những ngời có vai vế trong làng soạn thảo. Cấu trúc văn bản đơn giản hay phức tạp thuộc vào từng làng cụ thể, nhng nhìn chung hơng ớc cổ của các làng xã ở đồng bằng đợc lập theo mẫu (xem bảng 1). Không phải hơng ớc làng nào cũng có cấu trúc theo thứ tự nh vậy. Song dù vị trí các mục có bị đảo lộn thế nào, bản hơng ớc vẫn đảm bảo có đủ 5 mục. Hơng ớc nhằm kiểm soát thế ứng xử của từng thành viên trong cộng đồng. Lúc này, thực sự hơng - ớc đã trở thành sợi dây nối liền giữa các cá nhân với bộ máy tổ chức trong làng xã.

Nội dung hơng ớc rất đa dạng gắn bó với cuộc sống ngời nông dân. Giữ vai trò đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là qui ớc về tổ chức bộ máy làng xã nh tổ chức quản lý, chức năng quyền hạn của các cơ quan. Để vận hành bộ máy làng xã có 2 cơ quan là HĐKM đứng đầu Tiên chỉ tiếp đến là Thứ chỉ giữ quyền quyết định mọi công việc trong làng ngoài xã. Thứ 2 là Hội đồng lý dịch đóng vai trò thừa hành, đại diện cho Nhà nớc phong kiến ở làng đứng đầu là Lý trởng, giúp việc cho Lý trởng là Phó lý. Ngoài ra còn có các đơn vị khác nh dòng họ, giáp, phe, phờng hội…

Hơng ớc là “bộ luật” của làng. Do đó, tuỳ từng làng mà hơng ớc mang những đặc điểm riêng. ở những làng “khoa bảng” thì các điều khuyến khích học hành, qui định về chế độ làng đối với những ngời đỗ đạt đợc ghi lên hàng đầu (làng La Cả, Hà Tây cũ); làng có chế độ thờ cúng phiền phức thì các điều lên quan đến lịch thờ cúng và các nghi lễ hội hè lại chiếm số lợng lớn hơn (h- ơng ớc làng Yên Sở - Hà Tây (cũ). Sự phong phú về nội dung trong hơng ớc cổ là không thể phủ nhận. Song, khi gạn đi những dị biệt từng làng, hơng ớc cổ

nào cũng phản ánh nội dung chính sau: qui ớc liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính làng xã; qui ớc về các hoạt động văn hoá - xã hội; việc thờ thần và tế lễ hàng năm; qui ớc liên quan đến sản xuất; qui ớc về thởng phạt.

Hơng ớc cải lơng (từ năm 1921 đến trớc CMT8/1945)

Sau một thời kỳ dài, thực dân Pháp mới cơ bản bình định đợc dải đất hình chữ S nhỏ bé mà kiên cờng, chính quyền bảo hộ dần hoàn thiện bộ máy thống trị của mình từ trung ơng đến địa phơng. Năm 1921 đánh dấu sự thay đổi lớn của các làng xã về các mặt trong đó có hơng ớc. Bởi lẽ, Thống sứ Bắc Kỳ đã ban hành Nghị định 1949 nhằm giải thể HĐKM thành lập HĐTB và can thiệp sâu hơn vào các làng xã nh: giám sát mọi hoạt động của nội bộ trong làng, duyệt sổ thu chi, nắm quyền bầu chọn các nhân sự ở các cơ quan của làng. Vì vậy, mà các bản hơng ớc thời kỳ này soạn thảo theo yêu cầu của chính quyền thực dân mà cụ thể là Nghị định 1949 và tinh thần của cải lơng hơng chính nên ngời ta gọi “hơng ớc cải lơng”.

Soạn thảo hơng ớc của các làng luôn có sự kiểm duyệt của chính quyền. Do đó, trong số gần 5000 bản hơng ớc cải lơng đang lu giữ ở Viện TTKHXH thì có tới 50% giống hơng ớc mẫu. Nguyên liệu văn bản đều là giấy bản, giấy dó hoặc giấy vở học sinh. Về mặt văn bản, hơng ớc thời kỳ này chủ yếu viết bằng chữ Quốc ngữ, cũng có trờng hợp viết bằng 2 thứ chữ nh làng Hà Hạ (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đợc viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Nôm. Hơng ớc là những bản viết tay, chỉ có khoảng 100 bản là đánh máy và một số ít (khoảng 50 bản) là in typô.

Tiếp xúc với các hơng ớc cải lơng chúng ta dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của bộ máy chức dịch làng xã, các quan chức cấp trên, qua con dấu, chữ ký. VD: Hơng ớc Tĩnh Lộc có con dấu hoặc chữ ký của quan Công sứ, Tuần phủ, Tri huyện, Tiên chỉ, Lý Trởng; Hơng ớc xã Trung Lai cũng có con dấu, chữ ký của Công sứ, Tri huyện, Tiên chỉ, Lý trởng. Theo qui định của chính quyền

thực dân, mỗi bản sao ra làm 4 bản hơng ớc nh nhau để trình quan duyệt cũng nh đọc cho cả làng nghe, cá biệt nh hơng ớc làng Đông Ngạc (Hà Nội) sao ra làm 13 bản để còn chia cho các giáp.

Nhìn chung, các bản hơng ớc đều đợc soạn thảo theo mẫu đa ra của phủ Thống sứ Bắc Kỳ năm 1921 gồm 2 phần:

Phần thứ nhất đợc gọi là “Điều lệ tổng cục” (năm 1927 gọi “phần Chính trị”). Những điều khoản này đợc coi là xơng sống của cuộc cải lơng, nên nó mang tính áp đặt rất cao: “Việc chính trị trong làng… thì phải chiểu theo Nghị định quan Thống sứ ngày 12/8/1921” về các việc tổ chức HĐTB, lập sổ thu chi, các điều khoản về kiện cáo, vệ sinh, canh phòng và tuần đồng.

Phần thứ hai là “Tục lệ”, chính quyền thuộc địa tỏ ra tôn trọng quyền tự chủ của các làng trong giới hạn “điều này mỗi làng có tục lệ riêng nên biên rõ và châm chớc lại cho hợp thời”. Thực dân Pháp đa ra các mẫu và để trống cho các làng tự điền vào nh sự quân điền thổ, tang ma, cới hỏi, tế tự…

Hơng ớc mới (từ những năm 1990 đến nay)

Sau CMT8/ 1945 hơng ớc dờng nh bị lãng quên bởi rất nhiều lý do. Đây là thời kỳ cả nớc tập trung đánh đuổi thực dân Pháp xâm lợc và đế quốc Mỹ đi cùng với nó là t tởng căm ghét chế độ thực dân, phong kiến nên ngời ta coi h- ơng ớc là sản phẩm của xã hội cũ cần phải loại bỏ. Do tình trạng đó, ngay từ năm 1959, Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thái Bình đã từng nhắc nhở “Hơng ớc là qui ớc của làng… đó là những phong tục tốt đẹp của nông thôn nớc ta trớc đây. Từ sau cách mạng các chú xóa bỏ hết, thế là không đúng. Cách mạng chỉ xóa đi cái xấu, cái dở còn cái hay cần phải giữ gìn và phát huy”.

Song phải mất một thời gian dài đến năm 1990 việc “tái lập hơng ớc” mới đợc thực hiện. Nó gắn liền với bối cảnh lịch sử cụ thể. Đó là, Bộ chính trị

- BCHTW Đảng CSVN đa ra Nghị quyết 10 trong nông nghiệp. Nhờ chính sách đúng đắn, kịp thời đã làm cho nông thôn có bớc chuyển tích cực. Các hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Làng xã với tinh thần cộng đồng dần tìm lại đợc vị trí của mình.

Hà Bắc cũ (bây giờ là hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) là tỉnh đi đầu trong công tác xây dựng qui ớc văn hóa. Theo sở Văn hóa thông tin và du lịch của tỉnh, ớc tính năm 1992 cả tỉnh Hà Bắc có gần 500 làng soạn thảo qui ớc. Tiếp đó là hàng loạt các tỉnh thành nh Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nam… đã phát động và đẩy mạnh quá trình biên soạn qui ớc văn hóa và thu đợc nhiều kết quả tốt đẹp. Qui ớc văn hóa ra đời đã đáp ứng đợc nguyện vọng cũng nh bày tỏ ý muốn của ngời nông dân nhằm điều chỉnh quan hệ cộng đồng, ổn định xã hội.

Hơng ớc mới đợc in trên khổ giấy A4 hoặc đóng thành khổ A8. Cấu trúc văn bản rõ ràng, thờng có: lời mở đầu, nêu khái quát về lịch sử làng; nội dung qui ớc đợc chia thành chơng mục, điều khoản cụ thể; chơng cuối qui định về tổ chức thực hiện (tức là điều khoản thi hành, soạn thảo, bổ sung và sửa đổi qui - ớc). Hơng ớc mới ghi rõ năm soạn thảo và có đầy đủ chữ ký, con dấu của những ngời viết, của các tổ chức quần chúng, các cấp chính quyền từ xã tới huyện.

Hơng ớc mới phản ánh mọi mặt của đời sống cộng đồng, song chủ yếu tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế; đảm bảo và giữ gìn thuần phong mĩ tục, thực hiện hành vi ứng xử văn minh; các điều khoản về giáo dục, văn hoá, quản lý đời sống về an ninh trật tự… (xem thêm chơng 3).

Ba thời kỳ phát triển của hơng ớc gắn liền với những biến đổi trong nội tại của làng xã và hoàn cảnh chung của đất nớc. Dù ở trong giai đoạn nào, hơng - ớc cũng đảm nhận vai trò là một trong những công cụ quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ - vốn cha bao giờ đợc xem là đơn giản nơi làng quê.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VIỆT YÊN VÀ HƯƠNG ƯỚC. SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG (Trang 25 -30 )

×