0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tổng quan về VNPT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA VNPT GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 DOCX (Trang 29 -34 )

1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Trước năm 1986, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, chỉ tiêu hoạt động của các cơ quan, ngành đều do trên giao xuống. Rõ ràng là cơ chế này đã làm mất đi tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan và các ngành trong đó có ngành Bưu điện. Trong giai đoạn này ngành Bưu điện chủ yếu phục vụ công tác chính trị xã hội.

Từ năm 1986, nước ta bắt đầu quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường. Để bắt cùng nhịp với thời cuộc, ngành Bưu điện cũng đã dần có sự thay đổi trong hoạt động của mình, bước vào kinh doanh theo cơ chế thị trường đảm bảo đáp ứng mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ. Ngành đã chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy, tiếp cận và nắm bắt các nhu cầu thị trường, bắt đầu chú ý vào các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông.

Giai đoạn này nhiều công nghệ viễn thông hiện đại trên thế giới được đưa vào sử dụng cùng với các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông đa dạng được đưa vào phục vụ. Do đó đã đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Ngành Bưu điện đã thực sự đổi mới mạng mẽ trong giai đoạn 1990 – 1993, là giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch tăng tốc của ngành. Giai đoạn 1993 – 2000 là thời kỳ thực hiện chiến lược tăng tốc với hai sự kiện hết sức quan trọng, đó là:

Thứ nhất là việc thành lập VNPT: VNPT được quyết định thành lập theo quyết định số 249/TTG ngày 24/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VNPT có trụ sở chính ở 18 Nguyễn Du – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Thứ hai là việc hoàn thành dự án số hoá hệ thống tổng đài các Bưu điện tỉnh, thành phố trong cả nước và hệ thống đường trục quốc gia vào khoảng tháng 12/1995. Dự án này đã mang lại tốc độ phát triển cao cho ngành Viễn thông Việt Nam.

Thời kỳ từ 1993 – 1995 là giai đoạn mà VNPT thực hiện kế hoạch tăng tốc giai đoạn I. Trong điều kiện có thuận lợi là nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao (bình quân 9% /năm) nên hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch tăng tốc giai đoạn I đều đạt và vượt với mức cao.

Thời kỳ từ 1996 – 2000 là khoảng thời gian VNPT thực hiện chiến lược tăng tốc giai đoạn II, tuy nhiên tình hình đã diễn ra không như dự kiến. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, nguồn FDI giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức thấp trong hai năm 1998, 1999, cùng với sức ép giảm cước thanh toán quốc tế, xu hướng cạnh tranh ngày càng gia tăng đã đặt VNPT trước những thử thách quyết liệt.

Bước vào thế kỷ 21, VNPT đã xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm 2001 – 2005 là bước mở đầu quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển của VNPT đến năm 2010. Mục tiêu kế hoạch là xây dựng VNPT thành một tập đoàn kinh tế – kỹ thuật kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều dịch vụ trong đó các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, Tin học là nòng cốt; đảm

bảo tăng trưởng, phát triển bền vững, hiệu quả, nămg suất lao động ngày càng cao; tăng cường vị thế của VNPT, tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của VNPT

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một Tổng công ty Nhà nước thành lập theo hướng tập đoàn kinh doanh mạnh (mô hình Tổng công ty theo quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ) có tên giao dịch quốc tế là VietNam Posts and Telecomunications, viết tắt VNPT. Tổng công ty hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 51/CP ngày 1/8/1995.

Cơ cấu tổ chức của VNPT gồm : - Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

- Tổng giám đốc và bộ máy các ban chức năng giúp việc.

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của VNPT gồm 61 Bưu điện tỉnh, thành ; Cục Bưu điện trung ương và 8 công ty dọc.

- Số đơn vị hạch toán độc lập là 14 đơn vị; 10 đơn vị sự nghiệp và 12 Công ty cổ phần. Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức của VNPT theo mô hình sau:

Hội đồng quản trị VNPT Ban kiểm soát Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc Văn phòng và các ban chức Các đơn vị sự nghiệp Các đơn vị có vốn góp liên Các đơn vị hạch toán phụ Các đơn vị hạch toán độc

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có các chức năng chủ yếu sau:

Thực hiện kinh doanh và phục vụ về Bưu chính Viễn thông theo quy định , kế hoạch và chính sách của Nhà nước, bao gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển - đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông công cộng, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, phục vụ quốc phòng, an ninh, ngoại giao, sản xuất công nghiệp Bưu chính Viễn thông; Xuất nhập khẩu, cung ứng thiết bị Bưu chính Viễn thông, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; Nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.

Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.

3. Đánh giá chung kết quả hoạt động của VNPT trong những năm vừa qua

Có thể nói rằng những bước đi của ngành Bưu chính Viễn thông trong thời gian qua là bước tiến nhảy vọt đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt về Bưu chính Viễn thông của Việt Nam và được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao. Sau khi hoàn thành kế hoạch tăng tốc giai đoạn II (1996 – 2000) Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã bám chủ trương, chính

sách và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tranh thủ điều kiện thuận lợi của đất nước đã lấy được đà tăng trưởng và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Các lĩnh vực kinh doanh giữ được tốc độ tăng trưởng khá, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, riêng năm 2000 vượt mức mục tiêu đề ra là 1 tỷ USD và 3 triệu máy điện thoại. Mạng lưới Bưu chính Viễn thông tiếp tục được củng cố mở rộng về quy mô, nâng cao về năng lực và chất lượng, phục vụ tốt các nhiệm vụ về chính trị và phòng chống thiên tai. Nhiều dịch vụ Bưu chính Viễn thông phát triển với tốc độ nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

VNPT đã thành công rực rỡ trong việc hiện đại hoá lĩnh vực Viễn thông. Mạng chuyển mạch, truyền dẫn cấp I toàn quốc đã được số hoá 100% ngay từ cuối năm 1993. Nhờ đó toàn mạng lưới đã được tự động hoá, đến nay điện thoại đã được phát triển xuống tận các huyện và hơn 75% số xã trong cả nước. Hệ thống mạng Viễn thông trong nước và quốc tế được nâng lên vượt bậc: Về Viễn thông quốc tế, ngay từ năm 1999 đã đưa và khai thác tuyến cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE3, chuẩn bị đưa vào khai thác tuyến TP.Hồ Chí Minh – Nôm Pênh, tuyến Hà Nội – Viêng Chăn… Đối với Viễn thông trong nước đã đưa vào khai thác tuyến cáp quang 622 Mb/s Hà Nội – Hải Dương – Thái Bình, tuyến 2,5 Gb/s mang dung lượng trục Bắc Nam lên 2,5 Gb/s… Cho đến nay đã có 40/61 tỉnh, thành phố có truyền dẫn cáp quang liên tỉnh. Một loạt các dịch vụ mới như điện thoại di động, điện thoại thẻ, nhắn tin, truyền số liệu, Internet… đã và đang được phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Nhiều dịch vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với sự phát triển của mạng lưới Viễn thông, mạng lưới Bưu chính và Phát hành báo chí tiếp tục duy trì ổn định, được đầu tư mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tính đến nay trong cả nước đã có 3000 Bưu cục với 64 Bưu cục cấp I, 552 Bưu cục cấp II, 2384 Bưu cục cấp III, xây dựng 4839 điểm Bưu điện văn hoá xã. Hầu hết các Bưu cục đã được đầu tư nâng cấp khang trang lịch sự, cùng với các trang thiết bị hiện đại, nâng cao việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ tới khách hàng. Mạng đường thư trong nước tiếp tục được tăng cường với 9 tuyến đường bay, 30 tuyến đường thư cấp I và 302 tuyến đường thư cấp II sử dụng xe chuyên ngành, hoạt động ổn định với các tuyến vận chuyển đường sắt. Hiện đã có

100% tuyến vận chuyển cấp I và hơn 70% tuyến vận chuyển đường thư cấp II được chuyên ngành hoá.

Với phương châm 3T: “Tốc độ hoá - Tiêu chuẩn hoá - Tin học hoá” nhiều loại hình dịch vụ mới, chất lượng cao như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, bưu chính uỷ thác, bưu phẩm không địa chỉ… đã lần lượt được đưa ra thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong đó phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ chuyển phát nhanh do VNPT cung cấp, tuy mới được triển khai nhưng cho đến nay đã dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Sản lượng và doanh thu hàng năm có bước tăng nhảy vọt, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong lĩnh vực Bưu chính, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA VNPT GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 DOCX (Trang 29 -34 )

×