Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex (Trang 125 - 130)

XI Thi công phần dây, đường ống, chi tiết đặt sẵn của các

b. Giải pháp hoàn thiện một số nội dung trong công tác quản lý dự án

2.2.3.1 Chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư

lý các nguồn vốn đầu tư

Cần chấn chỉnh các khâu từ quy hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư đến việc quản lý các nguồn vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình các bước của dự án từ việc chọn dự án, đấu thầu, thẩm định, thực hiện dự án. Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước (QLNN), thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ tư pháp, Kho bạc nhà nước…), các bộ chủ quản trong việc quản lý các dự án đầu tư. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án. Kịp thời xử lý các vi phạm, thực hiện tốt chức năng giám sát đối với các dự án, đánh giá hiệu quả thực hiện và hiệu quả đầu tư dự án.

2.2.3.2 Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án

Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án. Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp quy về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án làm căn cứ tiến hành việc chống lãng phí, thất thoát nói chung và trong đầu tư dự án nói riêng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên, làm công tác QLNN về dự án đầu tư thi hành nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng. Các bộ, ngành, địa phương cần lập lại kỉ cương

trong đầu tư dự án thông qua kế hoạch triển khai thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm; thành lập các cơ quan chuyên trách về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án…

2.2.3.3 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư. Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc QLNN đối với các dự án đầu tư như các chính sách về thuế, lãi suất, chính sách về lao động, đất đai…Tổ chức lại các Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn theo quy định về điều kiện năng lực của Luật xây dựng. Xây dựng mạng kiểm định xây dựng để quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn quốc. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng…Cụ thể, các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư cần được sửa đổi theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường trong việc quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án và nhất là công tác quản lý chi phí. Đồng thời, giảm thời gian các khâu thẩm định, phê duyệt dự án, tăng cường công tác giám sát, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Các chính sách mới trong đầu tư nên đơn giản các bước, khâu trong thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, ưu đãi, thẩm tra dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Trong lĩnh vực đấu thầu, các quy định về chỉ định thầu, hợp đồng, thanh toán nên làm rõ hơn, khắc phục các bất hợp lý để rút ngắn thời gian thực hiện đấu thầu.

2.2.3.4 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dự án. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Quản lý dự án phải trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp, quản lý rủi ro là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý dự án. Đào tạo những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ quản lý nghiên cứu về kinh tế thị trường và các kiến thức liên quan như thị trường vốn, thị trường xây dựng, thị trường bất động sản... Bồi dưỡng, nâng cao tính tự trọng và tự hào nghề nghiệp, trả lương thoả đáng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao dựa trên chất lượng, kết quả công việc.

2.2.3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn

chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án.

2.2.3.6 Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc

quản lý các dự án đầu tư

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý các dự án đầu tư. Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội (ban hành luật), cơ quan của Chính phủ (hướng dẫn thi hành luật) với các địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư. Quy định chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm, các chế tài cần thiết xử lý các vi phạm đối với việc quản lý các dự án đầu tư. Cần có kiến nghị kịp thời đối với cơ quan quản lý nhà nước để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại ngày nay. Đặc biệt là đối với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Để có thể hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu chất lượng kỹ thuật và phù hợp với ngân sách đề ra, dự án cần phải được quản lý hiệu quả với phương pháp, kỹ năng phù hợp.

Đối với Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi phải phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thực tế, thành công của các dự án đầu tư xây dựng mà các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện vẫn chưa cao. Một mặt là do các công trình ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng, kỹ thuật hiện đại, phức tạp với quy mô đầu tư lớn, nhưng mặt khác công tác quản lý dự án của bản thân các doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao.

Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp xây dựng, chuyên đề “ Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau :

Thứ nhất, trình bày một số vấn đề liên quan đến mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý dự

án mà Công ty áp dụng, trong đó đã đề cập đến các vấn đề như tổ chức nhiệm vụ của các thành phần, đặc điểm tổ chức quá trình quản lý. Đây là cơ sở quan trọng để Công ty

Vinaconex-1 xây dựng các quy trình và thực hiện công tác quản lý đối với dự án đầu tư của mình.

Thứ hai, nghiên cứu và phân tích cụ thể thực trạng công tác quản lý dự án ở Công ty

Vinaconex-1 xuất phát từ việc trình bày quy trình tổ chức và thực hiện quản lý dự án, các nội dung thực tiễn trong hoạt động quản lý dự án của Công ty. Trong đó đề cập các bước thực hiện hay quá trình thực hiện trong quy trình, nội dung quản lý được lãnh đạo Công ty, Giám đốc dự án, thành viên quản lý dự án sử dụng. Để minh họa thực tiễn cho hoạt động quản lý dự án, chuyên đề đã phân tích một số hoạt động quản lý cụ thể của dự án đầu tư xây dựng mà Công ty đang thực hiện. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về các vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết trong công tác quản lý dự án của Công ty hiện nay.

Thứ ba, đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong

công tác quản lý dự án tại Công ty. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước biện pháp để phát triển, mở rộng chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất cho các dự án đầu tư phát triển.

Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, ta thấy rõ vai trò cần thiết của công tác quản lý trong việc thực hiện dự án, đảm bảo mục tiêu đã đề ra, mang lại tính khả thi cao và thành công cho các dự án mà Công ty đang tiến hành đầu tư. Quy trình cũng như nội dung quản lý dự án được Công ty áp dụng rõ ràng, đầy đủ các bước với chi tiết hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện cũng như tính linh hoạt trong việc thực thi các giải pháp vẫn còn là vấn đề mà Công ty cần phải quan tâm và hoàn thiện hơn nữa.

Tuy chuyên đề đã phần nào đạt được những mục tiêu đề ra, song việc nghiên cứu

“Công tác quản lý dự án tại Công ty xây dựng Vionacnex-1” vẫn chỉ dừng lại ở một Công ty cụ thể, với những giải pháp và kiến nghị cơ quan Nhà nước gợi mở cho việc nâng cao công tác quản lý dự án cho các công ty thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng. Để công tác quản lý dự án đạt hiệu quả hơn nữa trong quá trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam sẽ cần phải có nghiên cứu sâu hơn, tổng quát hơn về tình hình quản lý dự án của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, các giải pháp thiết thực mà Nhà nước cần thực hiện để tạo hiệu quả tốt nhất cho dự án đầu tư, các phương pháp quản lý dự án tiên tiến trên thế giới.

Một lần nữa, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh, các thầy cô trong Khoa Đầu tư, ban lãnh đạo và cán bộ Phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, đã giúp Tôi hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w