Ước lượng bi quan nhất (MPMost Pessimistic): Thời gian cần để hoàn thành công việc một

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex (Trang 59 - 60)

cách “tồi nhất” (đầy trở ngại).

Kết hợp lại để có ước lượng cuối cùng tính theo công thức: (MO + 4(ML) + MP)/6

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp PERT để ước lượng thời gian, cần phải tính đến rất nhiều yếu tố để xác định được MO, MP, đồng thời người quản lý dự án phải trao đổi với nhiều người để đạt được sự khoa học, hợp lý trong tính toán. Giá trị ước lượng nhận được là giá trị khá cân bằng, có ý nghĩa và đáng tin cậy, giúp việc lập kế hoạch trở nên chi tiết hơn. Nhưng với công việc có ước lượng thời gian là quá lớn (vượt quá 2 tuần hoặc 80 giờ) thì người quản lý phải tiến hành chi tiết công việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian của các thành viên trong nhóm quản lý, đặc biệt khi dự án có quá nhiều công việc sẽ dẫn đến tình trạng chán nản công việc cũng như những tính toán vụn vặt của một số thành viên quản lý, ảnh hưởng đến tình hình quản lý chung của dự án. Đây cũng là điều đã từng thấy ở một số dự án của Công ty : dự án nhà chung cư cao tầng I9 bị chậm lại ba tháng do xây dựng phần thân bị kéo dài so với kế hoạch, một số hạng mục công trình phức tạp đòi hỏi lượng thời gian dài hơn; dự án chung cư cao tầng I10A bị chậm lại 5 tháng do phải chi tiết một số công việc phần móng để đảm bảo chất lượng công trình. Để triển khai lịch trình đã xây dựng và quản lý tiến độ công việc của các dự án, cán bộ quản lý đã sử dụng biểu đồ theo dõi Gantt. Đây là một biểu đồ được dùng để hiển thị hiệu suất thực tế so với hiệu suất dự toán; đồng thời có thể hiển thị công việc đã được hoàn thành cùng với khoảng trễ cho mỗi công việc. Mặc dù không hiển thị được một cách rõ ràng các mối quan hệ phụ thuộc giữa các hoạt động hay đường tới hạn,

nhưng biểu đồ Gantt lại là một công cụ rất hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tổng kết cập nhật và có thể rất có ích khi phân tích tổng hiệu suất thời gian của dự án. Biểu đồ Gantt cũng có thể hiển thị thời gian của các cột mốc quan trọng và cho biết liệu có theo kịp các thời hạn không. Nhờ vậy mà Ban quản lý dự án có thể theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện thi công của dự án, trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối nguồn lực cho từng công việc nhằm đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng nguồn lực. Tuy nhiên, với dự án đầu tư xây dựng dân dụng quy mô lớn, phức tạp bao gồm rất nhiều hạng mục công việc phải thực hiện thì việc sử dụng biểu đồ Gantt sẽ không thể chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ giữa các công việc : công việc nào nối tiếp công việc nào, công việc nào là công việc chính, công việc nào phụ thuộc vào công việc nào... Khi đó nếu có sự điều chỉnh lại kế hoạch công việc trong biểu đồ thì lại rất khó khăn, phức tạp và mất thời gian.

Ngoài ra, để có thể giám sát và thúc đẩy thực hiện công trình theo đúng tiến độ đặt ra, Ban quản lý thường xuyên tiến hành cập nhập lịch trình thực hiện dự án thông qua các bước :

Một phần của tài liệu Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w