cho Khách hàng có đóng dấu và một bản lưu trên máy dưới sự kiểm soát của Trưởng phòng Đầu tư để tiện truy cập khi cần thiết. Các hồ sơ đảm bảo chất lượng sẽ được đóng gói, ghi mã số, lưu tại phòng Đầu tư.
Dưới đây là bản sơ quy trình quản lý dự án đầu tư tại Công ty :
Sơ đồ 1.6 : Quy trình quản lý dự án đầu tư tại Công ty
Không đạt Không đạt Không đạt Không đạt Không đạt TT 1 HĐQT GĐ Công ty 2 Giám đốc BQL (GĐ BQL) 3 GĐ BQL, Kỹ sư dự án (KSDA) HĐQT Công ty 4 Các chuyên gia đấu thầu và KSDA Tham chiếu quy trình HĐQT Công ty 5 KSDA, Kỹ sư giám sát (KSGS) HĐQT Công ty 6 GĐ BQL, Các chuyên gia đấu thầu và KSDA HĐQT Công ty 7 HĐQT Công ty, GĐ BQL, KSDA, KSGS 8 GĐ BQL, KSDA, KSGS Tham chiếu quy trình 9 GĐ BQL, KSDA, KSGS Tham chiếu hướng dẫn và biểu mẫu
10 Kỹ sư kiểm định Tham chiếu
quy trình
11 GĐ BQL, KSDA,
KSGS Tham chiếu
hướng dẫn
Thành lập BQL dự án, thông báo khách hàng
Nghiên cứu hợp đồng, lập kế hoạch triển khai nội bộ Lập Kế hoạch đấu thầu,Tổng tiến độ thực hiện dự ánQuản lý lựa chọn các Phê duyệt
Nhà thầu Tư vấn Quản lý lựa chọn Nhà
cung cấp vật tư, thiết bị
Quản lý lựa chọn Nhà thầu Thi côngPhê duyệt Tiến hành
thủ tục đất đai
Phê duyệt Phê duyệtGiao
nhận thiết bị
Giấy phép XD-Thủ
tục đầu tư liên quanKhởi công xây dựng /Thi công XDPhê duyệt Quản lý
thi công
Tổng hợp số liệu thực hiện, báo cáo Khách hàng Quản lý giám sát Quản lý hợp đồng Không đạt
Nghiệm thu, bàn giao hạng mục CT /Công trình đưa vào sử dụng
Nhà thầu sửa
Ktra Ph.án- Th.kế- Dtoán -Tổng d.toán
12 KSDA, KSGS
13 GĐ BQL, KSDA, KSGS KSGS
14 GĐ BQL, KSDA, KSGS KSGS
d. Đánh giá việc thực hiện quy trình quản lý dự án của Công ty
- Quy trình này được Công ty xây dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật, các bước thực hiện khá chi tiết, đầy đủ theo các giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án đầu tư. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án, các thành viên quản lý đã từng bước thực hiện theo quy trình đã đề ra, đảm bảo tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn đầu tư xây dựng công trình do nhà nước mà cụ thể là Bộ Xây dựng ban hành. Điều này giúp đơn vị
quản lý giám sát dự án nhanh chóng và thuận lợi và đạt hiệu quả hơn
- Trong quá trình triển khai dự án, với cách tiến hành độc lập, song song các công việc trong cùng một bước thực hiện, đã giúp các công việc được liên kết chặt chẽ, tạo điều kiện rút ngắn tiến độ dự án và nâng cao hiệu quả quản lý.
- Để hướng dẫn cụ thể, chi tiết một số bước công việc trong quy trình quản lý (quản lý lựa chọn nhà thầu, quản lý giám sát thi công, lập báo cáo, kiểm tra chứng nhận chất lượng công trình, tổ chức nghiệm thu bàn giao), Công ty đã xây dựng hệ thống các văn bản, biểu mẫu hướng dẫn, quy định các nội dung cần thực hiện trong mỗi bước công việc, làm tham chiếu cho Giám đốc dự án, các chuyên gia, kỹ sư trong việc tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Điều này đã giúp đơn vị thực hiện dự án tránh khỏi việc bỏ xót các nội dung công việc cần thiết, tạo điều kiện để cán bộ quản lý đánh giá, xem xét tiến trình thực hiện công việc để hoàn thành tốt mục tiêu của dự án.
- Với các dự án do Công ty làm chủ đầu tư, được tiến hành xây dựng trên diện tích khu đất mà thuộc quyền sở hữu Công ty, một số thủ tục đầu tư liên quan đến đất đai, xin giấy phép xây dựng... được đơn giản hóa trong quy trình, giúp công tác quản lý dễ dàng và nhanh chóng hơn
Báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng Bàn giao và giúp Khách hàng lưu
Hồ sơ - Lập báo cáo hoàn tất Tổng kết, thanh lý hợp đồng-Rút
- Các dự án mà hiện nay Công ty đang thực hiện đều là các dự án đầu tư xây dựng hiện đại, có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, liên kết chặt chẽ về công việc quản lý của các phòng, ban Công ty với Ban quản lý, tổ chức tư vấn. Tuy nhiên quy trình quản lý do Công ty đề ra chưa đảm bảo tốt điều này. Các bước thực hiện chỉ nêu lên sự kết hợp quản lý giữa Giám đốc Ban quản lý với các thành viên riêng lẻ (kỹ sư dự án, kỹ sư giám sát, kỹ sư kiểm định) mà chưa có sự phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trong công tác quản lý cũng như sự điều phối nhân lực từ các phòng chức năng. Vì vậy, chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị, thành viên trong việc tham gia quản lý dự án. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự chồng chéo, phức tạp trong quản lý một số dự án đầu tư của Công ty hiện nay. Thành công của các dự án này mang lại thực tế là chưa cao.
1.3.1.3 Thực trạng quản lý dự án đầu tư theo nội dung tại Công ty
Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 là công ty con thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu Vinaconex với vốn nhà nước chiếm trên 51%. Vì vậy trong quá trình triển khai dự án, nhà nước với tư cách là đại diện quản lý vĩ mô về kinh tế sẽ theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hooạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Tổng công ty Vinaconex, Công ty xây dựng Vinaconex-1 nói riêng. Công cụ quản lý mà nhà nước sử dụng trong công tác quản lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch về tài chính, tiền tệ, lãi suất, đất đai, các chính sách về ưu đãi đầu tư, thuế, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện, các quy định về chế độ kế toán, bảo hiểm, tiền lương…
Với tư cách là một công ty cổ phần hoạt động tương đối độc lập, Vinaconex-1 cũng thực hiện các biện pháp quản lý dự án ở tầm vi mô đối với dự án đầu tư của mình thông qua các hoạt động cụ thể của dự án. Quản lý vi mô đối với hoạt động dự án bao gồm nhiều khâu công việc : lập kế hoạch, điều phối thực hiện, kiểm soát và đánh giá. Xét theo đối tượng quản lý , quản lý dự án gồm rất nhiều vấn đề quản lý như quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý hoạt động mua bán, quản lý nhân sự... Đồng thời quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, đến giai đoạn khai thác vận hành kết quả của dự án. Ba mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án đối với bất kỳ đối tượng quản lý cụ thể nào trong mỗi giai đoạn là : thời
gian, chi phí và chất lượng dự án. Đối với Công ty Vinaconex-1, tùy theo mục tiêu chiến lược đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn mà tổ chức quản lý dự án của Công ty đưa ra các nội dung quản lý dự án hợp lý và tối ưu.
Công ty Vinaconex-1 hoạt động trong tương đối nhiều lĩnh vực như xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình hạ tầng, xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện, kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án, kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành, đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất, đối với công trình xây dụng dân dụng, công nghiệp, dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê, sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí, kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá, cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha, kinh doanh tài chính. Trong đó xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp được coi là thế mạnh và là lĩnh
vực mà Công ty có chuyên môn sâu.
Trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, mục tiêu chiến lược của Công ty là các dự án đầu tư xây dựng với chất lượng kỹ thuật hiện đại, trong đó tập trung vào xây dựng khu chung cư, khu đô thị, khu văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao của dân cư và phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức kinh tế. Việc đưa ra các dự án mục tiêu này đồng nghĩa với đối tượng khách hàng mà Công ty hướng đến là tầng lớp dân cư có thu nhập khá, có nhu cầu về nhà ở hiện đại, tiện nghi như các căn hộ chung cư cao cấp với mức giá phải chăng. Để đáp ứng được điều này, Công ty cần thiết phải tổ chức quản lý các mặt nội dung phù hợp trong công tác quản lý dự án của mình theo những đặc điểm nổi bật loại dự án xây dựng dân dụng :