- Về các nguồn lực
2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc, cần phải xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng. Thực hiện mục tiêu này, tỉnh cần thực hiện tốt năm giải pháp cụ thể sau.
Thứ nhất, tỉnh cần tiến hành xây dựng đề án khảo sát, phân loại, đánh giá nguồn nhân
lực CNTT hiện có. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ này. Việc khảo sát, phân loại và đánh giá này nhằm mục đích xác định số lượng nguồn nhân lực CNTT, trình độ đào tạo, chuyên nhành chuyên sâu, nơi đào tạo… Dựa trên kết quả khảo sát này, tỉnh sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch bổ sung, đào tạo, đào tạo lại nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của tỉnh. Mặt khác, tỉnh cũng cần phải tiến hành khảo sát khả năng ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH đối với đối tượng là cán bộ trong bộ máy Nhà nước các cấp, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và trong nhân dân.
Thứ hai, mở rộng qui mô và đa dạng hố các hình thức đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT cần phải xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Muốn vậy, tỉnh cần phải tiến hành mở rộng qui mô và đa dạng hố các hình thức đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Để mở rộng qui mô đào tạo, tỉnh cần phải đầu tư tài chính và nguồn nhân lực nhằm mở rộng, xây dựng mới cơ sở vật chất cho đào tạo CNTT. Theo đó, hàng năm tỉnh cần phải giành ra những khoản chi nhất định từ ngân sách hoặc huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo CNTT như: xây dựng hệ thống đường truyền dữ liệu, mạng máy tính, hình thành các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo CNTT… Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng cơ chế khuyến khích, đãi ngộ,
nhằm thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên CNTT trong tỉnh và các tỉnh khác về cơng tác tại địa phương.
Đa dạng hố các hình thức đào tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT. Vấn đề đa dạng hố các hình thức đào tạo ở đây có thể được tiến hành thơng qua các giải pháp cụ thể như sau.
- Đa dạng hố các loại hình đào tạo. Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các loại hình đào tạo phù hợp với từng đối tượng như: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn; đào tạo tập trung, đào tạo phi tập trung; mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ quan khác ở địa phương và trung ương…
- Đa dạng hoá đối tượng đào tạo. Để nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH cần phải đa dạng hoá đối tượng đào tạo về CNTT. Đối tượng đào tạo về CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc ở đây bao gồm đội ngũ chuyên gia về CNTT; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của các ban ngành, địa phương; tuỳ theo từng loại đối tượng đào tạo, tỉnh cần xây dựng chương trình, có hình thức đào tạo phù hợp với những yêu cầu và mục đích khác nhau.
Đối với cán bộ lãnh đạo, có thể áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn và phi tập trung đối với đối tượng này. Chương trình đào tạo cần phải ngắn gọn, phù hợp nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức chung về CNTT và sử dụng thành thạo những kiến thức này vào quá trình lãnh đạo, điều hành và QLNN.
Đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, đây là đội ngũ cán bộ có trách nhiệm vận hành và duy trì sự hoạt động bình thường của các hệ thống thông tin và giúp đỡ người khác khai thác có hiệu quả hệ thống này. Đa số đội ngũ cán bộ này đã được đào tạo và có trình độ về CNTT ở mức độ chun sâu nhất định. Vì vậy, chương trình đào tạo áp dụng nhằm hướng tới việc bổ sung và cập nhật kiến thức CNTT và những kiến thức chuyên môn về ngành, nghề, lĩnh vực KT-XH mà cơ quan, đơn vị ứng dụng.
Đối với đối tượng là những người trực tiếp khai thác các ứng dụng CNTT, các chương trình đào tạo cần được thiết kế phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực ứng dụng CNTT. Nhằm đạt mục đích là huấn luyện cho người dùng trực tiếp sử dụng được các hệ thống tin học
trong cơng việc một cách thành thạo. Nhóm đối tượng này cần được đào tạo các kiến thức tối thiểu về hệ thống như một công cụ và một môi trường công tác, và các kỹ năng thao tác cần thiết để có thể khai thác có hiệu quả các phần mềm ứng dụng có liên quan.
Thứ ba, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng khoa học và thực tiễn. Chương trình đào tạo đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT. Để xây dựng một chương trình đào tạo khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực CNTT, tỉnh cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau.
- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương thông qua việc xác định một cách đúng đắn mục tiêu, nội dung của việc ứng dụng CNTT vào từng ngành, lĩnh vực và địa phương cụ thể. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng theo phương châm khoa học và thực tiễn.
- Liên kết, phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Sự hợp tác này có thể được thực hiện thơng qua việc cùng nhau xây dựng nội dung đào tạo và hỗ trợ nguồn nhân lực đào tạo.
Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT. Nguồn nhân lực
CNTT đóng một vai trị hết sức quan trong trong q trình triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Chính vì vậy, việc đề ra các cơ chế và chính sách đãi ngộ thoả đáng là điều kiện hết sức quan trọng nhằm thu hút, khuyến khích đội ngũ này. Để thu hút nguồn nhân lực CNTT, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt một số giải pháp cụ thể sau đây.
- Tỉnh cần xây dựng chế độ đãi ngộ vật chất hợp lý như: trả lương xứng đáng với năng lực cơng tác, ngồi ra để động viên tinh thần lao động, tỉnh cần phải linh hoạt trong việc khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức có nhiều sáng kiến trong ứng dụng CNTT làm lợi cho địa phương. Mặt khác, ngoài chế độ lương, thưởng, tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện ổn định về chỗ ở và phương tiện đi lại thuận lợi cho các đối tượng này bằng việc cấp đất, cho thuê nhà, mua nhà ở trả chậm hoặc mua nhà ở theo
giá ưu đãi; thiết lập các tuyến xe buýt đưa đón cho các đối tượng ở Hà Nội về cơng tác tại Vĩnh Phúc.
- Xây dựng chế độ khuyến khích, tài trợ điều kiện làm việc. CNTT là một ngành kinh tế, một hoạt động xã hội mang tính đặc thù, hoạt động này gắn liền với các điều kiện vật chất nhất định liên quan đến môi trường làm việc như hạ tầng viễn thông, tin học... Điều kiện làm việc luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người lao động trong lĩnh vực CNTT. Do đó, để thu hút nguồn nhân lực CNTT, tỉnh cần phải có chế độ khuyến khích, tài trợ phù hợp và điều kiện làm việc như: xây dựng hệ thống văn phòng, đường truyền tốc độ cao, trang bị các thiết bị làm việc hiện đại (máy chủ, máy tính cá nhân, các thiết bị ngoại vi…), cung cấp đủ văn phòng phẩm và tài liệu phục vụ cơng tác như: chính sách phát triển KT-XH; các dự án, chương trình phát triển của ngành, địa phương; các dữ liệu thống kê,… - Xây dựng chế độ khuyến khích, tài trợ học tập, nâng cao trình độ chun mơn. CNTT là một ngành có tốc độ phát triển nhanh, chi phí học tập tương đối cao. Với những người hoạt động trong lĩnh vực CNTT thì nâng cao trình độ chuyên môn là một việc làm thường xuyên và hết sức tốn kém. Do đó, để thu hút, khuyến khích lực lượng này cơng tác tại địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có chế độ khuyến khích, tài trợ xứng đáng trong học tập, nâng cao trình độ chun mơn. Các chế độ đãi ngộ cần phải thực hiện ở đây là: i) tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ được đi học, tham quan nghiên cứu thực tế ứng dụng CNTT ở trong và ngồi nước; ii) có biện pháp hỗ trợ về tài liệu nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ tham gia các hội thảo khoa học, các khoá đào tạo ngắn hạn ở trong và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ CNTT.
Thứ năm, xã hội hố cơng tác đào tạo CNTT. Để đẩy mạnh việc phát triển nguồn
nhân lực CNTT cần phải tiến hành việc xã hội hố cơng tác đào tạo CNTT. Việc xã hội hoá đào tạo CNTT nhằm hướng tới mục tiêu huy động hết các nguồn lực của xã hội vào đào tạo CNTT, tạo ra cơ hội cho cán bộ, nhân viên CNTT được học tập nâng cao trình độ chun mơn. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải:
- Xây dựng qui chế qui định một cách cụ thể những điều kiện để mở các trung tâm đào tạo CNTT. Theo đó, các qui định này cần theo hướng mở rộng các đối tượng được đầu
tư vào các trung tâm đào tạo CNTT. Các đối tượng này có thể là tổ chức, cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo về nguồn nhân lực, ưu đãi trong vay vốn, sử dụng hạ tầng CNTT. Sự hỗ trợ này là cần thiết và có thể được thực hiện thơng qua các việc làm cụ thể như: hỗ trợ tập huấn nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên; cho vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh cho vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin của tỉnh…
- Động viên người dân tích cực tham gia các khố đào tạo về CNTT. Với tư cách là những người thụ hưởng các thành quả do việc ứng dụng CNTT mang lại, để việc ứng dụng đạt hiệu quả cao, tỉnh cần có cơ chế nhằm động viên người dân tham gia tích cực vào việc học tập CNTT. Theo đó, tỉnh cần có chính sách phát triển hệ thống hạ tầng CNTT đến với người dân (qua các bưu điện văn hố, trung tâm Internet cơng cộng,…); mở các lớp đào tạo về ứng dụng CNTT miễn phí…