Tăng cường năng lực, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 84 - 86)

- Về các nguồn lực

3.2.4.Tăng cường năng lực, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

3.2.4.Tăng cường năng lực, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin

Năng lực, hiệu quả ứng dụng CNTT được đánh giá thông qua khả năng tạo ra được những sự biến đổi tích cực về KT-XH. Để tăng cường năng lực và hiệu quả ứng dụng CNTT, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt ba giải pháp cụ thể sau đây.

Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng qui định yêu cầu cán bộ sử dụng CNTT như một phương tiện trong q trình tác nghiệp. Theo đó, cần có qui chế qui định cụ thể qui định về việc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải ứng dụng CNTT vào việc QLNN đối với ngành, nghề, lĩnh vực mà mình phụ trách. Muốn làm tốt việc này, trước hết tỉnh cần tiến hành nghiên cứu các rào cản trong việc ứng dụng CNTT của đội ngũ này, không ngừng nâng cao trình độ tin học, trình độ quản lý nhà nước, tuyên truyền rộng rãi nâng cao nhận thức về các mục tiêu của ứng dụng CNTT, có biện pháp vượt các rào cản phát triển CNTT.

Hội thảo về cải cách hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia, tháng 11/2000 đã nêu rõ bốn loại rào cản trong ứng dụng CNTT.

1. Yếu tố chuẩn hố của nền hành chính nhà nước. Các yếu tố này hiện nay chưa đạt, độ tương thích giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính chưa lớn, chưa thực sự khoa học và hiệu quả, sự chồng chéo về bộ máy và chức năng vẫn tồn tại.

2. Ứng dụng CNTT gặp những lực cản từ phía người sử dụng (cán bộ, công chức) trong những trường hợp sau.

- Nếu hệ thống gây ra những xáo trộn, tác động lớn đến sự vận hành của bộ máy. - Nếu hệ thống gây ra sự phiền hà cho người sử dụng hơn so với các qui trình thủ cơng hiện tại mà hiệu quả ít.

- Nếu hệ thống CNTT và trình độ, năng lực của người sử dụng là đội ngũ công chức nhà nước với các vị trí, nhiệm vụ khác nhau của bộ máy có khoảng cách hay sự bất cập lớn.

- Nếu hệ thống không phản ánh được bản chất của QLNN với tất cả các tính đặc thù, yêu cầu và sự vận hành theo qui luật nhằm bảo đảm chức năng của quản lý mang tính hành chính nhà nước.

- Nếu hệ thống chỉ thuần tuý mô tả lại các qui trình thủ cơng của bộ máy QLNN mà thơng thường có thể nhìn thấy.

3. Bản thân sự vận hành của bộ máy QLNN trong mối quan hệ giữa các cấp, các cơ quan chức năng cịn có nhiều vấn đề phải thay đổi, cần phải qui định lại về chức năng, mối quan hệ.

4. Sự phối hợp không ăn ý giữa những nhà QLNN với các chuyên gia CNTT trong việc xây dựng các phần mềm ứng dụng.

Thứ hai, tổ chức mạng thông tin với nội dung đầy đủ, cập nhật nhanh, chính xác, bảo

đảm việc trao đổi, chia sẻ thông tin điện tử giữa các đơn vị. Để khai thác các ứng dụng CNTT có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, u cầu đã đề ra thì vấn đề thơng tin và chia sẻ thơng tin đóng một vai trị hết sức quan trọng. Thơng tin đưa ra phải bảo đảm tính chính xác, tính kịp thời và có giá trị thực sự đối với những người khai thác. Để nâng cao chất lượng nguồn thơng tin thì cơng tác thống kê cần phải được chú trọng. Tỉnh cần có qui chế qui định việc thống kê các số liệu KT-XH hàng năm, thẩm định kỹ các số liệu thống kê khi đưa lên mạng thơng tin điện tử,… cần phải có cơ chế xử lý đối với những người thông tin sai gây thiệt hại cho người khác.

Thứ ba, xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn và hằng năm về ứng dụng CNTT như một bộ phận ưu tiên trong kế hoạch phát triển KT-XH của đơn vị. Việc ứng dụng CNTT chỉ đạt hiệu quả cao khi tỉnh xây dựng được một kế hoạch dài hạn về ứng dụng CNTT và coi nó như là một trong những kế hoạch trọng điểm ưu tiên phát triển của địa phương. Muốn vậy, tỉnh cần dự báo được xu hướng phát triển KT-XH trên địa phương và của cả nước, nắm bắt kịp thời nhu cầu thông tin của người dân, khả năng cải cách và thích

ứng của hệ thống các cơ quan Nhà nước. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch dài hạn và ưu tiên đầu tư về nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 84 - 86)