- Về các nguồn lực
2.2.1.3. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trước năm
Phúc giai đoạn trước năm 2001
Trong giai đoạn này, các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng CNTT; nhiều chủ trương chính sách ra đời và được triển khai tích cực; đã hình thành lực lượng cán bộ được bổ sung có khả năng tiếp cận nhanh về CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã có tác dụng rõ rệt mang lại hiệu quả quản lý thuyết phục.
Năng suất lao động trong lãnh đạo và QLHCNN đã tăng lên rõ rệt. Tốc độ xử lý thông tin và độ chính xác của truyền tin đã tăng lên nhiều lần so với thời kỳ chưa phát triển ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã tạo nền móng cho sự phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý, lãnh đạo của tỉnh, huyện…
Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của CNTT một số cá nhân cán bộ lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ, do đó trong thực tế nhiều nơi chưa chú trọng đến ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; nhận thức của một bộ phận cán bộ nhận thức về CNTT còn hạn chế.
Nhìn chung, những ngành như tài chính, ngân hàng, bưu điện, giáo dục đào tạo có mức ứng dụng khá cao, triển khai nhanh và có hiệu quả rõ rệt, còn lại các cơ quan khác hầu như không có cán bộ chuyên trách về CNTT, do đó kết quả ứng dụng thấp. Nhìn chung, trình độ ứng dụng CNTT của lãnh đạo, cán bộ, công chức chưa cao.
Hạ tầng CNTT còn lạc hậu, không đồng bộ. Phần lớn máy tính hoạt động riêng lẻ, hầu hết các cơ quan chưa có mạng nội bộ, tỉnh chưa có cổng Internet tốc độ cao, chưa bảo đảm sự liên thông, kết nối giữa các cơ quan.
Ngoài ra, chưa có sự quan tâm đúng mức đến nội dung bảo đảm thông tin khi sử dụng CNTT nên có hiện tượng: đã thiết lập mạng và đường truyền nhưng không có nội dung để trao đổi hoặc nội dung nghèo nàn, đơn điệu; việc khai thác các nguồn dữ liệu sẵn có từ mạng Chính phủ, Internet, các CSDL quốc gia chưa được chú trọng. Chưa hình thành thói quen chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, việc tạo nguồn và chuẩn hóa thông tin chưa được quan tâm.