Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 71 - 72)

- Về các nguồn lực

3.1.1.Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

3.1.1.Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin

Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định, phát triển và ứng dụng CNTT là một trong những khâu đột phá quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, là bộ phận hữu cơ của quá trình CNH, HĐH. Phát triển CNTT là giải pháp có ý nghĩa hướng đạo cho q trình đi tắt, đón đầu trong chiến lược phát triển quốc gia. Chỉ thị số 58- CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH yêu cầu:

Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của tồn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho q trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH [22, tr.7].

Tinh thần Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng CNTT của tỉnh Vĩnh Phúc cần chú ý một số quan điểm sau.

- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng CNTT phải bảo đảm tính hiện đại và hệ thống, triển khai một cách tồn diện tất cả các loại hình CNTT trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hố, giáo dục, an ninh quốc phịng,… góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của mọi tầng lớp nhân dân. Việc phát triển kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông phải

đi trước một bước nhằm tạo cơ sở cho phát triển và ứng dụng CNTT. Coi đầu tư vào hạ tầng thông tin là đầu tư theo chiều sâu, mang lại lợi ích lâu dài cho tồn xã hội.

- Ứng dụng CNTT là biện pháp cơ bản làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong sản phẩm. Ứng dụng CNTT gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, sẽ có tác dụng góp phần giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế và mức sống dân cư. Việc ứng dụng CNTT phải góp phần đưa những tri thức khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, giúp cán bộ và các tổ chức, nhân dân lĩnh hội tri thức, đồng thời sáng tạo ra những tri thức mới nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mặt khác, ứng dụng CNTT nhằm hướng tới việc tạo ra sự thuận lợi, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch thương mại và giao dịch với hệ thống cơ quan Nhà nước.

- Phát triển nguồn nhân lực về CNTT là yếu tố quyết định bảo đảm sự thành công của ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT của mỗi một đơn vị, tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải bảo đảm chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường năng lực CNTT và truyền thông quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cần chú ý vào các đối tượng học sinh và sinh viên đang theo học tại các trường đào tạo về CNTT, đặc biệt là các trường trên địa bàn của tỉnh, từ đó, lập kế hoạch đào tạo một cách có hệ thống nhằm hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có khả năng ứng dụng các tiến bộ của CNTT trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 71 - 72)