- Về các nguồn lực
2.1.5. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế xã hộ
phát triển kinh tế - xã hội
- Thuận lợi
Vị trí địa lý thuận lợi là ưu thế lớn của Vĩnh Phúc so với nhiều tỉnh khác trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Với một phần diện tích bán sơn địa, cao ráo hơn so các vùng duyên hải, thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, dịch vụ, cùng với các yếu tố thuận lợi về địa chất, khí hậu, thuỷ văn. Vĩnh Phúc sẽ trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo, lắp ráp ô tô, xe máy; ngành cơ khí, điện tử viễn thông, tin học; phát triển đô thị, các khu du lịch, dịch vụ,...
Theo Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam (địa chỉ trên mạng Internet http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0501&id=), thì mơi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc được đánh giá cao so với toàn vùng Bắc bộ và cả nước. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) thực hiện hoạt động xây dựng và công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh ở Việt Nam (PCI). Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Theo đó, Vĩnh Phúc năm 2005 xếp thứ 5/42 tỉnh, thành phố được điều tra, xếp hạng. Năm 2006, Vĩnh Phúc vẫn giữ thứ hạng cao của mình.
Chỉ số năng lực cạnh tranh này được xây dựng từ 2 nguồn dữ liệu là dữ liệu điều tra và dữ liệu có sẵn. VCCI đã gửi 16.200 phiếu điều tra cho các doanh nghiệp trong diện điều tra. Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cịn sử dụng thêm các thông tin khác như từ cuộc tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, Hiệp hội doanh nghiệp, Ngân hàng,... dựa trên 9 nhóm chỉ số cấu thành do nhóm nghiên cứu xây dựng là: chi phí gia nhập thị trường; đất đai và mặt bằng kinh doanh; tính minh bạch; chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí khơng chính thức; thực hiện chính sách của Trung ương; ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; tính năng động và tiên phong và Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Trong bảng xếp hạng, các tỉnh, thành được xếp loại tốt (thứ tự từ 1 đến 7) gồm: Bình Dương, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Bến Tre, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Quảng Ninh.
Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Điều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, hợp tác phát triển. Vĩnh Phúc có lực lượng lao động tương đối dồi dào, trẻ, có sức khoẻ, có văn hố, có thể đào tạo nhanh về chun mơn, có khả năng tiếp thu cơng nghệ mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đồn kết, nhất trí quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp, trong đó ứng dụng, phát triển CNTT được xác định như là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển trên tất cả các ngành và mọi lĩnh vực KT-XH.
- Khó khăn
Tỉnh Vĩnh Phúc với hơn 85% dân số sống ở nông thôn và tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 59,7% tổng lực lượng lao động, điểm xuất phát kinh tế thấp. Do đó, mặc dù phát triển rất nhanh, nhưng đến năm 2005, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế mới đạt 8,18 triệu đồng, thấp hơn so với bình quân cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và củng cố, nhưng vẫn còn chưa hiện đại và đồng bộ. Hạ tầng thông tin và truyền thơng cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hố, phát triển cơng nghiệp, du lịch dịch vụ và QLNN. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu. Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, đa số chưa được đào tạo nghề, tác phong lao động công
nghiệp chưa đáp ứng ngay được yêu cầu của các doanh nghiệp. Trình độ dân trí chưa cao, chưa sẵn sàng tiếp nhận các ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động hàng ngày.