Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 72 - 73)

- Về các nguồn lực

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

3.1.2. Định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

Đối với Vĩnh Phúc, ba định hướng sau đây được coi có tính dẫn đạo việc ứng dụng CNTT trong những năm tới.

- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT tương thích với sự phát triển KT- XH, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của các cơ quan trong hệ thống chính trị, nhân dân, doanh nghiệp và đơn vị tương đương. Theo qui hoạch phát triển CNTT của tỉnh: “Đến năm 2010 mật độ điện thoại toàn tỉnh đạt 38 máy/100 dân, trong đó, mật độ điện thoại cố định là 18,5 máy và mật độ điện thoại di động là 19,5 máy, mật độ thuê bao Internet các loại đạt

10% (trong đó, chủ yếu là thuê bao băng thông rộng), 40% dân số sử dụng Internet” [52, tr.22]. Trên cơ sở định hướng chung đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật CNTT của Vĩnh Phúc trong những năm tới cần tập trung vào một số địa bàn và đơn vị trọng điểm gắn liền với sự phát triển KT-XH của tỉnh như các khu công nghiệp, các trường học (tập trung vào các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các trung trung tâm đào tạo thường xuyên của tỉnh…).

- Ứng dụng rộng rãi CNTT trong các lĩnh vực KT-XH, văn hoá và an ninh, quốc phòng, tạo ra sự phát triển toàn diện và đồng bộ với mục tiêu không ngừng đạt sự tăng trưởng và phát triển, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh trong toàn tỉnh. Trong thời gian tới, việc ứng dụng và phát triển CNTT cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ và nhân dân nói chung và nhận thức về vai trò của CNTT trong phát triển nói riêng. Ứng dụng CNTT phải gắn với đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành của các cơ quan trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT phải góp phần vào công cuộc cải cách hành chính trong toàn tỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo và quản lý của tỉnh.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT, bảo đảm đáp ứng đủ nguồn nhân lực CNTT cho các nhu cầu ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm tới, cần tiến hành qui hoạch cán bộ làm công tác CNTT, chủ động liên kết với các trung tâm đào tạo CNTT quốc gia trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT, bảo đảm hình thành đội ngũ cán bộ, kỹ sư CNTT có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)