Hồn thiện cơ chế chính sách và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 77 - 81)

- Về các nguồn lực

3.2.2Hồn thiện cơ chế chính sách và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

3.2.2Hồn thiện cơ chế chính sách và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin

công nghệ thông tin

Để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH thì việc hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hiệu quả QLNN về CNTT là một giải pháp hết sức cần thiết. Giải pháp này có thể xem xét trên hai cấp độ ở trung ương và địa phương.

Đối với cấp Trung ương

Phát triển và ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH, không chỉ là vấn đề của một địa phương mà nó địi hỏi phải có sự chỉ đạo nhất qn và có hệ thống ở tầm quốc gia. Chính vì vậy, việc hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hiệu quả QLNN về CNTT trước hết phải được thực hiện ở cấp độ quốc gia. Ở cấp độ quốc gia cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau đây.

i) Hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với hạ tầng CNTT quốc gia. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở trực tiếp đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Việc hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường QLNN về hạ tầng CNTT cần tập trung vào ba vấn đề sau.

Trước hết, cần xây dựng cơ chế, chính sách trong việc huy động vốn cho phát triển hạ tầng CNTT. Theo đó, Nhà nước cần tiến hành xã hội hố việc xây dựng hạ tầng CNTT, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng CNTT quốc gia.

Ngoài ra, Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, khai thác có hiệu quả hạ tầng CNTT quốc gia. Hệ thống hạ tầng CNTT và viễn thông là tài sản quốc gia, doanh nghiệp và người dân có quyền khai thác và sử dụng có hiệu quả. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách cho phép và khuyến khích người dân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác có hiệu quả, tiến tới xố bỏ việc độc quyền khai thác hệ thống hạ tầng CNTT quốc gia.

Cuối cùng, Nhà nước cần ban hành qui chế qui định việc sử khai thác và quản lý hạ tầng CNTT quốc gia. Việc quản lý và khai thác hạ tầng CNTT quốc gia hiện nay ở nước ta vẫn chưa đạt hiệu quả cao và còn hết sức lỏng lẻo. Nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa việc QLNN về hạ tầng CNTT bằng việc qui định cụ thể chức năng các cơ quan QLNN về hạ tầng CNTT, qui chế đầu tư, xây dựng hạ tầng CNTT, chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng có hành vi xâm hại đến hạ tầng CNTT quốc gia.

ii) Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT quốc gia. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tác động lớn đến việc phát triển của ngành CNTT và ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của cả nước. Vấn đề xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT, trước hết cần tập trung vào thực hiện các mục tiêu như: cung cấp giáo dục khoa học cơ bản rộng khắp nhằm tạo ra nguồn nhân lực có hiểu biết CNTT; đào tạo nguồn nhân lực CNTT đa dạng, phong phú, đáp ứng các yêu cầu khác nhau; khuyến khích việc thực hiện nghiên cứu và đào tạo nâng cao… Để xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT, đáp ứng các mục tiêu trên, cần phải tiến hành các giải pháp sau.

- Khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực CNTT quốc gia, nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT, trên cơ sở đó xây dựng nên các chương trình, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với học sinh, sinh viên xuất sắc trên lĩnh vực CNTT đang theo học ở trong và ngoài nước.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm cải thiện điều kiện vật chất của các cơ sở đầu tư CNTT và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

iii) Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước về CNTT. Giống như các lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội, CNTT cũng địi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước, hơn nữa đây lại là một lĩnh vực KHCN mới, phát triển rất nhanh với những hình thức mới và các quan hệ mới. Vì vậy, việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với CNTT được đặt ra một cách bức thiết hơn các ngành khác. Để tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước, cần làm tốt một số công việc sau đây.

- Tiến hành rà soát các qui định chồng chéo, các rào cản, qui định không phù hợp đang gây khó khăn đối với hoạt động QLNN về CNTT và cản trở sự phát triển của ngành CNTT.

- Nhanh chóng ban hành các qui định tạo đà cho sự phát triển của CNTT, tạo cơ sở pháp lý cho việc QLNN đối với hoạt động CNTT. Đó là: qui định về tạo nguồn thơng tin, chuẩn hố thơng tin, chia sẻ thơng tin, bảo đảm an tồn và an ninh cho thơng tin của người sử dụng; qui định tiêu chuẩn hố các thơng số kỹ thuật thống nhất trên toàn quốc trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới; ban hành luật CNTT, qui chế về xây dựng, quản lý, khai thác, trao đổi thông tin giữa các địa phương, ngành, các cơ quan Nhà nước và với nước ngoài; ban hành các qui định nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giải và các sản phẩm thông tin khác,…

- Xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm phạm hệ thống hạ tầng CNTT quốc gia; hạn chế phát tán các phần mềm chứa virus nhằm phá hoại hệ thống mạng thông tin quốc gia; hạn chế các hoạt động cung cấp các thơng tin bí mật quốc gia, thơng tin bơi nhọ lãnh tụ, nói xấu Đảng và Nhà nước, gây mất đồn kết tơn giáo, dân tộc…; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong đầu tư, xây dựng và quản lý hạ tầng CNTT quốc gia.

Đối với cấp tỉnh ở Vĩnh Phúc

Hồn thiện cơ chế, chính sách và sự QLNN của địa phương đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CNTT, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đề ra các biện pháp thích hợp với thực tiễn của mình để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH tại địa phương. Những giải pháp về cơ chế, chính sách mà tỉnh cần thực hiện như sau.

- Tập trung nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Trung ương, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn và một số nước trên thế giới về ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH. Trên cơ sở đó, các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể cần thể chế hố các quan điểm, giải pháp, chính sách của Trung ương vào thực tiễn địa phương.

- Tiến hành hoàn thiện và thực hiện đề án ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó, đề án cần nêu lên được quan điểm, định hướng, giải pháp, kế hoạch thực

hiện, các phương án kiểm tra việc thực hiện; các công cụ, qui chế quản lý việc ứng dụng CNTT, bố trí nguồn lực và huy động đầu tư của xã hội...

- Tiến hành xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, hỗ trợ việc ứng dụng CNTT ở các cơ quan đảng, chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội. Đồng thời, cần xây dựng qui chế, qui định việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của hệ thống các cơ quan này.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT. Theo đó, cơ chế, chính sách đầu tư hạ tầng CNTT cần xác định rõ đối với những dự án nào thì Nhà nước sẽ cấp vốn, hỗ trợ vốn, cho vay ưu đãi và những dự án nào doanh nghiệp phải bỏ tiền xây dựng. Cần đề ra những giải pháp, chính sách cụ thể cho việc đầu tư phát triển hạ tầng CNTT ở các xã vùng sâu, vùng xa cịn gặp nhiều khó khăn, các địa điểm có vị trí đặc biệt quan trọng về KT-XH, an ninh, quốc phòng,…

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thống nhất về CNTT ở địa phương trên cơ sở các qui định quốc gia và các chuẩn mực chung trong lĩnh vực CNTT của thế giới.

- Ban hành các chính sách đãi ngộ của địa phương nhằm phát huy cao nhất khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ CNTT có trình độ chun mơn ở địa phương; có cơ chế nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT ở các địa phương khác, ở nước ngồi về cơng tác tại Vĩnh Phúc.

- Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh thông qua các giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với UBND tỉnh và với cơ quan QLNN cấp trên về việc triển khai ứng dụng CNTT vào lĩnh vực, ngành, địa phương do mình phụ trách. Kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, đề xuất phương hướng giải quyết và kế hoạch ứng dụng CNTT trong thời gian tới. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan QLNN đối với hoạt động ứng dụng CNTT. Kiểm tra giám sát ở đây cần tập trung vào một số nội dung như: kiểm tra việc chấp hành các chủ trương của tỉnh về ứng dụng CNTT; kiểm tra về độ chính xác của thơng tin, các tiêu chuẩn kỹ thuật; kiểm tra việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin, áp dụng các biện pháp bảo mật thông tin trên các lĩnh vực quan trong liên quan đến KT-XH, an ninh, quốc phòng…

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 77 - 81)