Những yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 69 - 71)

- Về các nguồn lực

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

2.3.2. Những yếu kém và nguyên nhân

Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng CNTT của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra của Đề án tin học hoá hoạt động các cơ quan của đảng giai đoạn 2001-2005 và Đề án tin học hố QLHCNN giai đoạn 2001-2005 thì kết quả đạt được cịn thấp. Có thể nêu một số tồn tại và nguyên nhân cơ bản sau.

- Các dự án ứng dụng CNTT mới kết thúc giai đoạn đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính tại các đơn vị. Hệ thống mạng LAN mới chỉ được xây dựng hoàn chỉnh ở một số sở, ban, ngành, đơn vị quan trọng. Nhiều máy tính vẫn cịn hoạt động đơn lẻ, các sở, ban, ngành chưa được kết nối trong một mạng thông tin thống nhất, chưa thực hiện được việc trao đổi và khai thác thông tin dùng chung.

- Việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa khai thác một cách tối ưu các phương tiện CNTT đã có, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào việc khai thác thơng tin, trên cơ sở xử lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết sách trong quản lý và điều hành.

- Hạ tầng CNTT chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay như: hệ thống mạng viễn thơng cịn nhiều hạn chế về chất lượng, tốc độ đường truyền, chưa tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người khai thác, sử dụng Internet.

- Cán bộ, công chức chưa thực sự quen với cách làm việc trên mạng máy tính (cập nhật, phối hợp xử lý, tra cứu...), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng. Ý thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong việc rèn luyện, học tập về CNTT còn chưa cao, hiệu quả sử dụng thiết bị thấp.

Tình trạng yếu kém trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song những nguyên nhân sau đây là cơ bản nhất.

- Lãnh đạo nhiều cấp, ngành chưa thực sự coi CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong q trình CNH, HĐH đất nước như Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị đã nêu; chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đưa CNTT phục vụ guồng máy hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa kiên quyết gắn việc ứng dụng CNTT với xử lý công việc hàng ngày, chưa thực sự chú trọng ứng dụng CNTT để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

- Cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh là Sở Bưu chính, Viễn thơng mới được thành lập nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước chưa được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả. Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh trong việc ứng dụng CNTT.

- Chưa có đủ nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp để sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả CNTT vào các lĩnh vực KT-XH.

- Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT đã được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, hiệu quả đầu tư chưa cao.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)