Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 31 - 33)

- Về các nguồn lực

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Đến năm 2005, sau 9 năm kể từ khi tái lập tỉnh, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có bước phát triển vượt bậc, các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp. Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn và sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi cơ bản. Tỷ trọng công nghiệp năm 2000 là 38,97% đã tăng lên 52,27% năm 2005. Tỷ trọng nông nghiệp giảm tương ứng từ 31,22% xuống còn 21,22%. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của Vĩnh Phúc đứng ở hàng thứ bảy trong cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 289,51 tỷ đồng năm 1997 lên 1.001,2 tỷ đồng năm 2000; 2.215,9 tỷ đồng năm 2004 và 2.994 tỷ đồng năm 2005, trong đó nguồn trợ cấp từ Trung ương giảm mạnh (từ 60,6% năm 1997 xuống 31,4% năm 2000 và còn 5,8% năm 2004). Đến năm 2004 ngân sách địa phương đã tự cân đối và đóng góp cho ngân sách Trung ương 14%. Tỷ lệ thu ngân sách địa phương trên GDP của tỉnh năm 2004 đạt 26,9% và năm 2005 đạt khoảng 31,4%. Tổng chi ngân sách tỉnh hàng năm giai đoạn 2001-2005 có quy mơ khoảng 15-16% GDP (giá thị trường), trong đó, phần chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ khoảng 41,3% (tính trung bình cả thời kỳ). Đây là quy mô chi hợp lý, phù hợp với nguyên tắc thu chi của một tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng lực tích luỹ đã tăng lên nhờ nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho tỉnh có thể năng động tăng tỷ lệ chi cho đầu tư cho phát triển (chi đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội...).

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được giai đoạn 2000-2005

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Tốc độ tăng GDP % 24,88 11,93 12,92 19,49 14,68 16,83 Cơ cấu GDP (giá thực tế)

- Công nghiệp, xây

dựng % 38,97 40,89 42,60 45,40 49,70 52,17 - Dịch vụ % 29,81 31,77 28,80 28,70 26,20 26,61 - Nông, lâm,

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 3.920,90 4.431,10 5.244,90 6.498,10 7.771,70 9.545,20 GDP bình quân đầu người (giá thực tế) Triệu đồng /người 3,53 3,94 4,62 5,66 6,70 8,18 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 687,08 841,86 1.650,87 1.813,95 2.087,70 2.994,00 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 21,80 27,80 32,80 89,70 142,90 184,91

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; báo cáo tình hình phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005).

Cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân Vĩnh Phúc cũng ngày càng được cải thiện. Các mặt xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xố nhà dột nát, giải quyết tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 12,26% năm 2000, xuống còn 7,0% năm 2004, dự kiến năm 2005 còn 6,0% (cả nước là 10-11%, 8,7%, 6% ở các mốc tương ứng); bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 19 nghìn lao động; GDP bình quân đầu người đã tăng từ 1,3 triệu đồng/người năm 1995 lên 1,7 triệu đồng/người năm 1997, 2,7 triệu đồng năm 2000 và 5,06 triệu đồng/người năm 2005 (giá so sánh 1994); các chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, y tế đều đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)