- Về các nguồn lực
2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,
3.2.3. Đẩy mạnh đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT là hoạt động hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thành công hay thất bại của ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH của địa phương. Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm điều kiện cho mọi người sử dụng thông tin như một nguồn tài nguyên quan trọng nhằm nâng cao tri thức và cải thiện chất lượng sống; đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh cơng tác giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí; nâng cao chất lượng của các hoạt động y tế, văn hoá, thể thao… Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải thực hiện đẩy mạnh việc đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT thông qua ba giải pháp cụ thể sau.
Thứ nhất, mở rộng, đa dạng hố và khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp, cơ quan,
cá nhân cho ứng dụng và phát triển CNTT. Các nguồn vốn huy động ở đây bao gồm các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước… Tỉnh cần có chính sách ưu đãi trong việc vay vốn cho mục đích này như áp dụng mức lãi suất ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho các dự án ứng dụng CNTT, hình thành quĩ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNTT…
Thứ hai, tập trung hỗ trợ đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo
nền móng cho phát triển và ứng dụng CNTT như: hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống thông tin bảo đảm đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung đầu tư vào các dự án sau.
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại như: hệ thống đường truyền tốc độ cao; hệ thống cáp quang truyền dữ liệu; hệ thống mạng nội bộ cho các cơ quan, ban ngành và địa phương; xây dựng các chương trình, đề án ứng dụng và phát triển CNTT…
- Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các thành tựu CNTT vào QLNN nhằm phục vụ phát triển KT-XH của địa phương. Hệ thống thông tin trong QLNN là sự ghép nối liên hoàn giữa nhiều thành viên trong bộ máy quản lý. Việc xây dựng toàn hệ thống cần phải chia
thành nhiều giai đoạn thực hiện theo các mốc thời gian khác nhau, như vậy vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng khả năng tiếp thu hệ thống của người sử dụng.
Tuy nhiên, trong đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT, cần chú ý các bài học kinh nghiệm đầu tư không hiệu quả trong quá khứ. Hội thảo về cải cách hành chính của Học viện Hành chính Quốc gia, tháng 11/2000 đã nêu rõ tám điều cần lưu ý sau.
1. Tránh tình trạng chỉ chú trọng đến trang thiết bị mà không quan tâm đến vấn đề đào tạo và xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng.
2. Khi xây dựng phần mềm ứng dụng cần chú ý đến tính năng của phần mềm, khả năng phát triển của phần mềm, tính thân thiện của phần mềm đối với người sử dụng.
3. Tránh tình trạng hệ thống tin học làm tăng mức độ phức tạp trong hoạt động của cơ quan do kém phù hợp với phần mềm ứng dụng và vị trí, chức năng của thiết bị kém hợp lý trong các cơng đoạn hoạt động của thực tiễn.
4. Tránh tình trạng sử dụng thiết bị chỉ để thực hiện thay thế lao động thủ công ở một số khâu như đánh máy văn bản, lưu giữ đơn giản, khơng mang tính hệ thống và khơng có giá trị sử dụng lâu dài.
5. Tránh tình trạng khơng có người sử dụng khi triển khai hệ thống do không chú trọng khâu đào tạo và sản phẩm phần mềm kém sức thuyết phục đối với người sử dụng.
6. Tránh tình trạng hệ thống chỉ hoạt động ở giai đoạn triển khai, không trở thành một bộ phận thiết yếu, gắn với qui trình hoạt động của bộ máy.
7. Nhà cung cấp phần mềm phải thật sự am hiểu về hệ thống thông tin phục vụ QLNN, hiểu về nhu cầu thông tin phục vụ chức năng hoạt động của hệ thống, các nguồn gốc cung cấp thông tin vào hệ thống và khả năng tiếp thu hệ thống của người sử dụng, sự tác động của hệ thống lên thói quen, lề lối làm việc của bộ máy, tâm lý người sử dụng trong quá trình tiếp thu hệ thống.
8. Các nhà quản lý và các chuyên gia phải thật sự hiểu và cộng tác được với nhau để tìm ra những giải pháp cần thiết để đưa CNTT vào QLNN.
Việc xây dựng hệ thống thông tin cần xác định những nội dung thông tin quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến q trình cải cách hành chính để tiến hành thực hiện trước. Theo đó, trước hết cần chú trọng đầu tư vào các dự án như: cổng giao dịch thông tin điện tử của một
số ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Giao thông, Y tế, Xây dựng, Điện lực, Ngân hàng,… Việc xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nhà nước phải phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng địa phương.
- Đầu tư hệ thống đường truyền Internet và máy tính cho các trường học, trung tâm đào tạo của tỉnh, trung tâm thơng tin văn hố, bưu điện văn hố ở các xã, phường. Phải đầu tư phát triển hệ thống các phần mềm ứng dụng cho từng ngành, từng địa phương và từng đối tượng tiếp cận. Phấn đấu đạt mục tiêu phổ cập kiến thức CNTT cho toàn bộ học sinh từ cấp tiểu học trở lên, mọi xã, phường đều có thể truy cập hệ thống thông tin quốc gia và Internet, phục vụ các hoạt động KT-XH (sản xuất, kinh doanh, đào tạo từ xa, khám chữa bệnh,…).
Thứ ba, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đây là một yêu cầu
hết sức quan trọng trong vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc cần làm tốt một số việc sau.
- Lựa chọn các dự án đầu tư một cách chính xác. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tỉnh cần tiến hành việc lựa chọn các dự án đầu tư một cách khoa học và thực tiễn. Các dự án được lựa chọn phải dựa trên các tiêu chí như: dự án phải có tính thiết thực, tạo ra được sự chuyển biến về KT-XH của địa phương; các dự án này phải phù hợp với điều kiện về hạ tầng thơng tin và trình độ của đội ngũ cán bộ ứng dụng CNTT cũng như trình độ của những người tiếp cận (người dân, doanh nghiệp,…).
- Tăng cường sự giám sát của cơ quan Nhà nước, của các đồn thể chính trị - xã hội và của người dân trong việc sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn vốn đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT. Để thực hiện sự giám sát này một cách có hiệu quả, tỉnh cần xây dựng qui chế, cơ chế giám sát. Theo đó, Ban chỉ đạo CNTT, các sở, ban, ngành và địa phương phải tiến hành việc báo cáo định kỳ trước UBND tỉnh, trước cơ quan QLNN về CNTT và cơ quan cấp trên về kế hoạch, tiến độ triển khai và hiệu quả của các dự án phát triển, ứng dụng CNTT ở ngành, lĩnh vực, địa phương mà mình phụ trách. Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan truyền thơng, báo chí và nhân dân trong việc giám sát quá trình triển khai ứng dụng các đề án CNTT. Cần xây dựng cơ chế phản hồi của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan QLNN về tính tiện ích, những hạn chế, tồn tại trong quá trình thụ hưởng các thành tựu ứng dụng CNTT.
- Xây dựng qui chế sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn đầu tư cho phát triển và ứng dụng CNTT. Theo đó, tất cả các dự án mua sắm trang thiết bị, phần mềm ứng dụng có mức giá trị phải đấu thầu đều phải thông qua thể thức đấu thầu và hợp đồng. Thể thức này bao gồm cả việc công bố công khai việc đấu thầu và giám sát kết quả đấu thầu, bảo đảm xác định đúng đắn nhu cầu về CNTT, lựa chọn đúng đắn các nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án với chi phí hợp lý.