Mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 73 - 75)

- Về các nguồn lực

2 65,9 Trao đổi thông tin 9 31,3 16 6,7 1 18,8 64 37,

3.1.3. Mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày nay, CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Việc ứng dụng CNTT vào công việc và cuộc sống của mỗi người trở thành nhu cầu khơng thể thiếu. Đối với nước ta nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, CNTT khơng chỉ tác động mạnh mẽ đối với lĩnh vực sản xuất mà cịn có những ảnh hưởng xã hội, văn hoá sâu sắc theo nhiều chiều khác nhau và được gọi là q trình cách mạng thơng tin, “tin

học hoá”. Tuy nhiên, tin học hố khơng phải chỉ là việc đưa các thành tựu của CNTT vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, mà cịn phải bảo đảm chắc chắn tính hiệu quả của các ứng dụng. Chính vì thế, trong những năm tới, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của Vĩnh Phúc cần tập trung vào hai mục tiêu cơ bản sau.

Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan trong hệ thống chính

trị của tỉnh và các doanh nghiệp. Đây là một trong những mục tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng lãnh đạo và quản lý của tỉnh đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực vậy, ngày nay trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, trong đó có CNTT, việc hình thành CPĐT, cộng đồng điện tử, cơng dân điện tử như là một xu hướng tất yếu và là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Trong xu thế đó, việc đổi mới hoạt động quản lý các mặt KT-XH một cách thích hợp khơng chỉ ở mơ hình và phương thức mà cả ở cách thức và kỹ thuật mang tính tác nghiệp của quản lý ở nước ta nói chung và ở từng địa phương nói riêng phải là một mục tiêu trọng điểm phải hướng tới. Đặc biệt, đối với nước ta, vấn đề này có mối quan hệ chặt chẽ với cơng cuộc cải cách Nhà nước nói chung, nền hành chính nói riêng đã và đang được tiến hành cho phù hợp với sự hình thành và đang ngày càng phát triển của nền kinh tế thị trường. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90 và Quyết định số 211/TTg ngày 07/4/1995 của Thủ tướng chính phủ đã xác định QLNN là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng CNTT. Cụ thể hơn, trong Chỉ thị số 58- CT/TW đã nêu rõ: “Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả” [22, tr.12]. Đối với Vĩnh Phúc, việc ứng dụng và phát triển CNTT cho phép các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp giảm thiểu được tình trạng quan liêu, giấy tờ, điều hành cơng việc một cách hành chính, cứng nhắc, các văn bản và thơng tin phục vụ hoạt động quản lý có thể đến với mọi công chức Nhà nước một cách nhanh nhất để họ có thể hiểu, nắm bắt và từ đó, thực hiện, áp dụng một cách đúng đắn. Đồng thời, trên cơ sở hệ thống CNTT, các cơ quan QLNN của tỉnh có thể thực hiện việc

truyền và nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, các báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình mọi mặt KT-XH, hệ thống thư tín điện tử,… một cách nhanh chóng, tiện lợi, an tồn và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan QLNN của tỉnh. Đó cũng chính là q trình các cơ quan QLNN cũng như mỗi cán bộ, công chức của tỉnh phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành của mình cho phù hợp với yêu cầu của công việc.

Thứ hai, việc ứng dụng CNTT phải góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là một trong những mục tiêu trung tâm của việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Thực vậy, suy cho cùng tất cả các chính sách phát triển đều nhằm phục vụ nâng cao đời sống nhân dân. Ứng dụng và phát triển CNTT một mặt phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, hỗ trợ cho nhân dân các phương tiện cũng như cơ hội tiếp cận với những tri thức khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, các tri thức phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, mặt khác, phải khơng ngừng góp phần vào quá trình nâng cao khả năng nhận thức của nhân dân về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thơng qua đó mà nhân dân tiếp cận với các giá trị văn hoá tinh thần do CNTT mang lại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội doc (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)