trang thiết bị
Hiệu trưởng có trách nhiệm tiếp nhận, phân bổ ngân sách và các nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đã xây dựng nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đã xác định. Vì trọng điểm của tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và toàn bộ hoạt động của nhà trường là việc học tập của học sinh nên mối quan hệ giữa việc phân bổ các nguồn lực tài chính chủ yếu nhằm vào các hoạt động để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Trong nhà trường định hướng theo kết quả, Hiệu trưởng phải thu hút các bên quan tâm tham gia vào các quy trình và quyết định tài chính. Hiệu trưởng phải biết về các qui định, yêu cầu của các nhà tài trợ khác nhau cũng như các quy trình, qui định về quản lý ngân sách và các nguồn vốn ngoài ngân sách của trung ương và địa phương. Hiệu trưởng phải thiết lập
các thủ tục tiếp nhận và giải ngân đúng đắn và tuân thủ chế độ sổ sách kế toán. Hiệu trưởng phải nắm được các quy trình kiểm toán và đảm bảo rằng các hồ sơ chứng từ kế toán cho các nguồn vốn của nhà trường được kiểm toán thường xuyên.
Năng lực quản lý tài chính của người đứng đầu nhà trường còn thể hiện ở khả năng dự báo nhu cầu về thiết bị cần thiết cho dạy và học, về vốn cần thiết cho trang thiết bị trong tương lai. Sau đó xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hút, tìm kiếm nguồn lực từ hệ thống trường học và các bên quan tâm. Để xây dựng được dự báo này, Hiệu trưởng phải hiểu được các quy trình dự kiến tuyển sinh và yêu cầu về trang thiết bị dựa trên số lượng tuyển sinh, không gian làm việc cần thiết cho các chương trình đặc biệt và/hoặc đổi mới, nâng cấp theo định kỳ.
Dự báo nhu cầu thiết bị đòi hỏi phải thu thập dữ liệu về những đổi mới và tập quán hiện tại và tương lai ở nơi làm việc cũng như các dữ liệu về số lượng.
Kết luận
Trường THPT ngoài công lập là loại hình không thể thiếu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Loại hình trường này đã hình thành, phát triển và có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định và phát triển đất nước. Theo xu thế và định hướng của Nhà nước, thời gian tới cần phát triển loại hình trường THPT ngoài công lập cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Để củng cố và phát triển hệ thống các trường THPT ngoài công lập cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã được xác định ở chương 3. Tuy vậy, về mặt chỉ đạo, quản lý từ cấp phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT đến Bộ GD&ĐT cần quan tâm hơn ba giải pháp quy hoạch, đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa; ở các nhà trường cần quan tâm nhiều đến giải pháp xây dựng bộ máy, đội ngũ; tăng cường cơ sở vật chất; đổi mới nội dung phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nhằm góp phần nâng cao uy tín của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Bỡnh (2005), "Khái quát về giáo dục ngoài công lập trên thế giới", Tạp chí Thông
tin giáo dục, (114).
2. Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình luật
hành chính, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đản (1998), "Một số vấn đề cấp bách trong công tác tổ chức quản lí các trường phổ thông dân lập", Thông tin khoa học giáo dục, (67).
4. TS. Nguyễn Văn Đản (Chủ nhiệm) (2001), Những cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng
qui chế trường phổ thông ngoài công lập, Đề tài cấp Bộ, mó số B 97- 49- 40.
5. PGS, TS Trần Đường (Chủ biên) (1998), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Tiến Đoàn (Chủ nhiệm) (2006), Thực trạng và giải pháp củng cố, phát triển các
trường ngoài công lập ngành học mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010- Đề tài khoa học cấp thành phố.
9. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), “Xã hội học quản lý - Khoa học quản lý, bước đầu tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Khoa học Xã hội, Đại học quốc gia Hà Nội, (1).
10. Học viện Hành chính Quốc gia, Viện nghiên cứu hành chính (2000), Một Số thuật ngữ hành chính, Chủ biên: PGS, TS Bùi Thế Vĩnh, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Hiền (1999), "Trường tư và trường ngoài công lập ở các nước phát triển phương Tây", Tạp chí Thông tin giáo dục, (64).
12. Đặng Thành Hưng (1998), "Tỡnh hỡnh và đặc điểm trường phi quốc lập trên thế giới",
Tạp chí Thông tin giáo dục, (67, 68).
13. Phan Văn Khải (2000) “Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chỉnh đốn kỷ cương trong bộ máy nhà nước” , Tạp chí Quản lý nhà nước, (12).
15. V.I.Lênin (1997), Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátcơva.
16. Nguyễn Thị Mai (2000), Các giải pháp cải tiến cơ chế quản lí trường trung học phổ
thông dân lập thành phố Hải Phũng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành "Quản lí và
tổ chức công tác văn háo giáo dục", Mó số: 5.07.03.
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (2000), Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. C. Mác và Ph.ăngghen (1983), Tuyển tập, Tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
23. C. Mác và Ph.ăngghen (1983), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. C. Mác và Ph. ăngghen (1983), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Phạm Quang Sáng (2005), "Giáo dục phổ thông ngoài công lập thành tựu và tồn tại",
Tạp chí Thông tin giáo dục, (114).
27. TS. Phạm Hồng Thái - Đinh Văn Mậu (1996), Giáo trình Luật hành chính Hà Nội, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.