Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập docx (Trang 26 - 31)

a. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội. Giữa nhà nước và pháp luật tồn tại mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, không thể tách rời, không thể có nhà nước mà không có pháp luật, bởi “Pháp luật là phương tiện quan trọng để

nhà nước tổ chức và thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình” [5, tr.83].

Ngược lại, pháp luật không thể tồn tại ở đâu ngoài nhà nước, không thể phát huy tác động điều chỉnh các quan hệ xã hội nếu thiếu đi sự bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Chính vì vậy, “Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật

và áp dụng pháp luật để quản lý xã hội, ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật”, đó là một trong những đặc quyền của nhà nước [5, tr.54].

Trong lịch sử phát triển nhận thức của con người về vai trò to lớn của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn là một công cụ chiếm vị trí quan trọng nhất, có vai trò quyết định nhất đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Khi đề cập đến pháp luật, Hàn Phi Tử, nhà pháp trị Trung Hoa cổ đại đã viết: "Muốn dân giàu, nước mạnh thì pháp luật phải trở thành quy tắc của thiên hạ; lấy pháp luật mà trị tội, dân chịu hết mà không oán; lấy pháp luật mà định công, dân nhận mà không thấy cho là làm phúc; có pháp luật thì Vua tôi, trên dưới, sang hèn đều phải theo pháp luật ".

Còn Montesqiueur trong tác phẩm nổi tiếng “Tinh thần pháp luật” đã chỉ rõ: “Một xã

hội sẽ không tồn tại nếu không có một nền cai trị”; “Muốn duy trì được trật tự phải quy định rõ mối quan hệ giữa người cai trị và người được cai trị, đó là luật chính trị. Lại phải quy định rõ quan hệ giữa các công dân, đó là luật dân sự” [25, tr.44, 45].

Trong quản lý nhà nước, pháp luật thực sự trở thành hình thức pháp lý biểu hiện nhu cầu vận động của các quy luật khách quan. Chính vì vậy, nó đặt mọi công dân, mọi thiết chế xã hội và ngay cả bản thân việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dưới sự chi phối tuyết đối của nó.

Do vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước bằng pháp luật là hoạt động của các cơ quan

nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền, dựa vào các quy định của pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các Hiến pháp của nước ta đều đã rất coi trọng pháp luật trong quản lý nhà nước. Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định: “Nhà nước quản

Tuy nhiên, để pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, nhà nước phải xây dựng, ban hành ra pháp luật, sau đó, nhà nước phải tổ chức thực hiện pháp luật. Hay nói cách khác, các cơ quan nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của công dân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đề ra. Và cuối cùng, nhà nước phải tiến hành các hoạt động bảo vệ pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong đời sống nhằm giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

b. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập

* Khái niệm

Quản lý nhà nước bằng pháp luật được thực hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi lĩnh vực quản lý, nhà nước tác động vào những nhóm quan hệ xã hội cơ bản bằng hệ thống quy định pháp luật tương ứng. Bởi vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập cũng chỉ là một nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung. Cũng như quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập hiện nay thường được hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp.

Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước bằng pháp đối với trường THPT ngoài công lập bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật để điều chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung; giáo dục, đào tạo ngoài công lập nói riêng có hiệu quả. Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước như: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp.

Trong cơ quan quyền lực, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo như: Luật giáo dục, các nghị quyết về giáo dục và đào tạo. Đồng thời dựa trên các quy định pháp luật, Quốc hội thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo như: Thực hiện quyền quyết định, giám sát tối cao đối với việc quản lý hoạt động giáo dục và đào tạo.

Đối với cơ quan hành chính, Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập trong phạm vi cả nước. Để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập, Chính phủ đã ban hành các văn bản dưới luật như: nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị về quản lý đối với trường THPT ngoài công lập; chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo và chính quyền cấp tỉnh ở địa

phương về quản lý đối với trường THPT ngoài công lập. Chính quyền cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập ở địa phương của mình bằng việc ban hành các quyết định, chỉ thị. Cơ quản lý giáo dục và đào tạo các cấp giúp Chính phủ và chính quyền các cấp trong quản lý đối với trường THPT ngoài công lập để đảm bảo hoạt động của các trường đúng mục đích, có hiệu quả.

Trong các cơ quan Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tham gia quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập thông qua hoạt động điều tra để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Toà án nhân dân xét xử các vụ án về lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập được tiến hành trên các phương diện: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật; xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với

với trường THPT ngoài công lập (theo nghĩa rộng) như sau:

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập là toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương dựa trên cơ sở pháp luật để quản lý đối với trường THPT ngoài công lập, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương trong giáo dục và đào tạo, nhằm đảm bảo lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của những người tham gia, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, chính quy, hiện đại.

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với với trường THPT ngoài công lập là hoạt động của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, chính quyền các cấp và cơ quan quản lý chuyên môn về giáo dục, đào tạo trong việc: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản đó để điều chỉnh quy trình quản lý trường THPT ngoài công lập như: thành lập, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu kiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, đó là hoạt động chấp hành và điều hành trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loại hình nhà trường này, góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

* Đặc điểm

Từ nội dung trên, QLNN bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập có đặc điểm sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, nhà nước là người quản lý các hoạt động đối với trường THPT ngoài công lập

Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy, trong hoạt động của trường THPT ngoài công lập đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và quản lý. Chủ thể ấy không ai khác là nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động của trường THPT ngoài công lập. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, nhà nước phải định ra pháp luật và sử dụng pháp luật làm công cụ để tổ chức và quản lý đối với trường THPT ngoài công lập. Nhưng cần phải lưu ý rằng, tính chất tổ chức và quản lý đối với trường THPT ngoài công lập có những khác biệt so với các hệ đào tạo khác. Vì vậy, việc qui định pháp luật cũng như cách thức sử dụng pháp luật để quản lý đối với trường THPT ngoài công lập cũng phải khác so với trước đây.

Hoạt động QLNN bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập diễn ra ở các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý về giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước; chính quyền địa phương các cấp thực hiện quản lý giáo dục và đào tạo ở địa phương mình; các cơ quan quản lý chuyên ngành giúp đỡ Chính phủ và chính quyền các cấp trong quản lý giáo dục và đào tạo, trong đó có trường THPT ngoài công lập.

Thứ hai, pháp luật là cơ sở và là công cụ hàng đầu, công cụ không thể thay thế để nhà nước tổ chức và quản trường THPT ngoài công lập

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hoạt động liên quan đến mọi thành viên trong xã hội, có ý nghĩa to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Nhà nước mà còn có ý nghĩa to lớn đối với mọi thành viên trong xã hội.

Với chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục và đào tạo, các trường THPT ngoài công lập được tổ chức ở mọi địa phương với sự đa dạng về hình thức tổ chức và qui mô hoạt động… Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của nhà nước cũng phải bảo đảm một nền kinh tế có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có định hướng rõ rệt. Để có được điều đó, nhà nước phải ban hành pháp luật và dùng pháp luật để quản lý đối với các trường. ở đây, pháp luật với tư cách là những qui tắc, chuẩn mực bắt buộc chung sẽ được nhà nước sử dụng như một công cụ hiệu nghiệm nhất và không thể thiếu trong việc quản lý đối với trường THPT ngoài công lập.

Thứ ba, sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh để quản lý với trường THPT ngoài công lập

Phát triển giáo dục và đào tạo được thừa nhận là quốc sách hàng đầu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục và đào tạo trong đời sống, sản xuất cũng như trong lịch sử tồn tại, phát triển dân tộc và với bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân mà mục tiêu là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nên Nhà nước có chế độ quản lý đặc biệt với trường THPT ngoài công lập trên cả nước.

Sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật phải nhằm tạo lập được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động của các trường THPT ngoài công lập với tinh thần "tất cả từ con người và vì con người"- một trong những mục tiêu mà công cuộc xây dựng nhà nước- pháp quyền hiện nay ở nước ta hướng tới.

Tóm lại, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập là nhu

cầu khách quan, là đặc trưng vốn có của quản lý nhà nước. Nhờ có pháp luật và bằng pháp luật mà hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các trường THPT ngoài công lập được vận hành theo đúng quĩ đạo, đảm bảo được kỷ cương trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng và đảm bảo trật tự xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập docx (Trang 26 - 31)