Tài chính trường ngoài công lập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập docx (Trang 49 - 51)

a. Học phí

- Cơ quan quy định

Học phí các trường bán công do UBND tỉnh quy định. Học phí các trường dân lập, tư thục lẽ ra do nhà trường quy định, song thực tế không phải như vậy ở tất cả các tỉnh. Nhiều tỉnh vẫn quy định mức học phí đối với các trường bán công, tư thục. Khảo sát các trường thì 89,6% trường mức học phí do nhà trường quy định, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b. Mức học phí

- Mức học phí rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình, bán công thấp hơn dân lập, tư thục trong cùng địa bàn; phụ thuộc vào khu vực vùng, miền, thành phố, thị xã, thị trấn, nông thôn, vùng sâu; phụ thuộc vào chất lượng của nhà trường. Qua khảo sát có:

+ 4,0% số trường có mức học phí trên 250.000đ/tháng (chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...);

+ 4,5% số trường có mức học phí từ 150.000-250.000đ/tháng; + 21,9% số trường có mức học phí từ 100.000-150.000đ/tháng; + 60,2% số trường có mức học phí từ 50.000-100.000đ/tháng; + 9,4% số trường có mức học phí dới 50.000đ/tháng.

Một số trường có mức thu học phí rất thấp như tỉnh Yên Bái có hai trường thu 20.000 đ và 28.000 đ/tháng, 4 trường tỉnh Cà Mau, 6 trường tỉnh Phú Thọ thu 30.000đ/tháng, 3 tr- ường tỉnh Tiền Giang thu 32.000 đ/tháng; 6 trường tỉnh Vĩnh Long thu 35.000 đ/tháng.

c. Tiền xây dựng trường

Đa số trường ngoài công lập thu tiền xây dựng trường, ngọai trừ các trường thu học phí cao. Giống như học phí, tiền xây dựng đa số các trường cũng do UBND tỉnh quy định. Mức thu tiền xây dựng cũng rất khác nhau, dao động từ 50.000 đ/năm đến 1.000.000 đ/năm.

Trong 402 trường khảo sát có 203 trường (50,5%) được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, tổng số hỗ trợ là 49.019.163 đ. Các tỉnh hỗ trợ cao là:

- Vĩnh Phúc: 5.119 triệu đồng; - Đăk Lăk: 4.062 triệu đồng; - Cà Mau: 3.040 triệu đồng; - Vĩnh Long: 3.017 triệu đồng.

e. ý kiến của Hiệu trưởng về tài chính - Hỗ trợ kinh phí

95% Hiệu trưởng trường ngoài công lập đều kêu khó khăn về tài chính. Với mức thu học phí ở các trường do Nhà nước quy định trả lương cho giáo viên hết 60% đến 70% học phí, có trường lên đến 90-95% không còn kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục, chưa nói tới mua sắm thiết bị, xây dựng trường lớp. Các trường này đề nghị Nhà nước xem xét để có chính sách hỗ trợ. Nguồn thu của Nhà nước là thuế và tài nguyên của đất nước, mọi người dân đều bình đẳng theo pháp luật.

Chính phủ phân kinh phí giáo dục cho các tỉnh theo đầu dân, nếu tỉnh chỉ phân cho các trường công lập thì không công bằng. Hơn nữa, học sinh trường ngoài công lập trong các gia đình nghèo, khó khăn lại đóng học phí gấp nhiều lần, có khi cả chục lần học sinh công lập, ra trường lại bình đẳng như nhau trước xã hội. Thật sự là chưa công bằng theo chính sách xã hội. Hơn nữa, nếu thành lập các trường ngoài công lập là để thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động người dân đóng góp, xây dựng phát triển giáo dục.

Đối tượng có thể đóng góp được nhiều trong các trường THPT, chắc chắn không phải trường ngoài công lập hiện nay mà là trường năng khiếu, trường chuyên, trường công lập ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn. Nhà nước cần xem xét để chuyển đổi loại hình trường, nâng mức học phí công lập, hỗ trợ kinh phí trường ngoài công lập, giảm học phí trường ngoài công lập để thực hiện thuận lợi chính sách xã hội hóa và công bằng, bình đẳng xã hội.

- Thuế

Hiện nay một số ít tỉnh thu thuế môn bài, thuế doanh nghiệp đối với trường dân lập và tư thục. Hiệu trưởng các trường này đề nghị xin được miễn thuế.

- Hỗ trợ học phí học sinh diện được miễn giảm

Theo thông tư 23/2001 ngày 6/4/2001 của Liên bộ Tài chính-Lao động thương binh xã hội quy định diện học sinh trường ngoài công lập được miễn giảm theo quy định Nhà nước

đóng học phí như các học sinh khác. Nhà nước sẽ cấp lại phần được miễn theo mức phí tr- ường công lập.

Ví dụ:

Học phí lớp 10 công lập là 10.000đ/tháng; Học phí lớp 10 dân lập là 100.000đ/tháng;

Học sinh diện miễn học phí đóng cho trường dân lập 100.000đ/tháng Nhà nước cấp lại 10.000đ/tháng, diện giảm học sinh đóng 100.000 đ Nhà nước cấp lại 5.000 đ/tháng.

Như vậy, học sinh và nhà trường dân lập, tư thục rất khó thực hiện Thông tư này. Nếu trường ít học sinh diện miễn, giảm thì không khó khăn, những trường có nhiều học sinh diện miễn, giảm rất khó khăn. Đề nghị Nhà nước xem xét lại thông tư này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập docx (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)