Tổ chức bộ máy và công tác quản lý là khâu then chốt để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Kể từ khi thành lập đến nay, tuy có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển giáo dục đất nước, các trường THPT ngoài công lập vẫn không được xã hội tôn trọng và thừa nhận một cách thoả đáng.
Theo truyền thống, các trường THPT ngoài công lập phụ thuộc vào học phí vì không có sự trợ giúp tài chính nào của chính phủ. Kết quả là, các trường này bị thiệt thòi do môi trường giáo dục thấp kém, sa sút so với các cơ sở công lập. Nếu không hoàn thiện các trường THPT ngoài công lập thì không thể có sự chuyển biến toàn diện trong giáo dục vì vai trò quan trọng của các trường này.
Do đó, cải cách các trường THPT ngoài công lập và tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ đối với các trường THPT ngoài công lập là những nhiệm vụ không thể thoái thác và
cần thực hiện kịp thời để giải quyết những vấn đề tồn tại của các trường THPT ngoài công lập và làm cho các trường THPT ngoài công lập thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong nền giáo dục chung.
ở đầu bảng của những vấn đề cần giải quyết là, việc các trường THPT ngoài công lập phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động. Vì chịu sức ép dai dẳng về tài chính và sự hạn chế có tính nhất loạt, hầu hết các trường THPT ngoài công lập không thể nào phát huy được những đặc tính của mình hoặc nâng cao được niềm tin riêng biệt của những người sáng lập và bị thất bại trong việc đáp ứng các nhu cầu giáo dục của khách hàng. Thêm vào đó, những va chạm và bất hoà giữa các thành viên về quyền hạn quản lý nổi lên dai dẳng ở nhiều trường, dẫn đến hậu quả làm giảm sút lòng tin của công chúng đối với các trường THPT ngoài công lập.
Do vậy, cần tìm kiếm cách phát triển một tình cảm mạnh mẽ về trách nhiệm trong các trường THPT ngoài công lập. Thay vì hạn chế một cách nghiệt ngã, Chính phủ cần khuyến khích các trường THPT ngoài công lập tiến hành những bước đi đầu tiên để thúc đẩy sự quản lý cởi mở, minh bạch và thu hút sự kiểm soát chặt chẽ của công chúng, dựa trên các nguyên tắc:
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm và minh bạch trong điều hành của các trường THPT ngoài công lập; đồng thời thông báo công khai ngân quỹ và quyết toán tài chính
Ngân quỹ và quyết toán của bộ máy quản lý các trường và các tổ chức phải được công khai càng sớm càng tốt khi kết thúc mỗi năm tài chính; Quy trình mở ngân quỹ phải được xác định bằng pháp luật.
Thứ hai, hoàn chỉnh thể chế để thúc đẩy việc tự quản trị của các trường THPT ngoài công lập, bảo đảm sự tự quản về tổ chức của Hội đồng quản trị
Ngoài việc bảo đảm tính tự chủ bằng cách hạn chế sự can thiệp của chính quyền, tăng cường trách nhiệm và sự minh bạch của các trường, các quy định hiện hành vẫn phải được duy trì, trong đó cho phép mỗi tổ chức nhà trường riêng biệt xác định một cách độc lập các điều kiện tổ chức hội đồng quản trị.
Thứ ba, khẳng định địa vị của các nhà giáo tại các trường THPT ngoài công lập
Vì sự công bằng về địa vị nhà giáo, việc bổ nhiệm giáo viên của các trường THPT ngoài công lập cần tuân theo các quy định tương tự cho các cơ sở quốc lập và công lập, căn cứ vào các điều khoản tham chiếu về côngviệc.
Thứ tư, nâng cao hệ thống quản trị của các trường trung học THPTNCL và tăng cư- ờng hỗ trợ cho các trường THPT ngoài công lập quản trị những chương trình phục vụ công chúng
Sự tự quản tối đa trong quản trị nhà trường và sự ưu tiên trong hỗ trợ của chính quyền sẽ được dành cho trường THPT ngoài công lập nào dự kiến quản lý các chương trình phục vụ công chúng đặc biệt dành cho những người kém may mắn, chẳng hạn chậm phát triển về trí tuệ, bị tật nguyền về thể chất và những thanh niên sao lãng học tập, tuỳ theo mục đích của các trường này.
Thứ năm, khuyến khích quản lý các trường THPT ngoài công lập một cách chuyên nghiệp
Cần phải xây dựng và thi hành các chính sách và chiến lược đa dạng nhằm thúc đẩy tính chuyên nghiệp và hợp lý trong việc quản lý các trường THPT ngoài công lập và bảo đảm cho các trường có tính độc lập.
Để thực hiện giải pháp này, về phía nhà trường cần:
- Tổ chức bộ máy đảm bảo tinh, gọn, năng động, hiệu quả, phải quy định rõ chức trách, mối quan hệ và có quy chế hoạt động cụ thể;
- Xây dựng các tiêu chí, quy trình quản lý, đánh giá nội bộ, công khai, dân chủ, rõ ràng, chính xác.
Về phía cơ quan quản lý cần:
- Bộ GD&ĐT có quy chế mới, hướng dẫn xây dựng bộ máy, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, mối quan hệ của các tổ chức trong trường THPT ngoài công lập. Trên cơ sở đó, các trường chủ động, sáng tạo, có cách làm phù hợp với từng loại hình và nhà trường;
- Khuyến khích tự quản và tăng cường trách nhiệm của các trường THPTNCL.