Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhân tố quyết định tạo nên chất lượng của trường ngoài công lập và đều do các trường tự quyết định. Do đó các trường cần xác định được quan điểm, cách làm tối ưu nhất để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Để có đội ngũ cán bộ,
giáo viên có chất lượng, cần chú ý:
- Xây dựng đội ngũ theo hướng “tinh” song phải đồng bộ, đảm bảo sự ổn định song vẫn linh hoạt, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Các trường phải xây dựng được qui chế tuyển dụng, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng đội ngũ mang rừ nột đặc thù của trường mỡnh;
- Xõy dựng cỏc tiờu chớ, qui trỡnh quản lý, đánh giá nội bộ công khai, dân chủ, rừ ràng;
- Xây dựng chế độ đói ngộ, khen thưởng nội bộ, hợp lý.
- Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT hướng dẫn để các trường chủ động, sáng tạo xây dựng quy chế nội bộ và cách làm riêng của trường về nhân sự (tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đói ngộ, khen thưởng...).
- Nhà nước thực hiện chế độ bồi dưỡng cán bộ, giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng,...bỡnh đẳng với các trường công lập.
- Các trường xây dựng tiêu chí, chuẩn đánh giá, công khai đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên cần được theo định hướng chuẩn sau:
a. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức nhà trường tồn tại trong một tổ chức lớn hơn- hệ thống giáo dục quốc dân. Hiệu trưởng có trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cao hơn và học sinh, cũng như trước nhà trường mà mình lãnh đạo. Vì vậy, Hiệu trưởng cần thực hiện tất cả nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ chính xác và đúng hạn, thể hiện tính giờ giấc trong công việc, họp hành và và các cuộc tiếp đón khác; kịp thời xem xét lợi ích của các bên liên quan khi ra quyết định và đáp ứng các yêu cầu phục vụ một cách tích cực.
Hiệu trưởng như một đường ống dẫn hay đường cáp truyền tải thông tin đi và đến từ hệ thống nhà trường. Hiệu trưởng duy trì những thông tin chính xác, cập nhật về nhà trường, học sinh, cộng đồng, tổ chức các hoạt động trong nhà trường và trong hệ thống trường học. Hiệu trưởng cung cấp thông tin kịp thời và theo quy cách phù hợp cho cộng đồng nhà trường và cho hệ thống nhà trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện luật pháp và chính sách của nhà nước và địa phương ở một số lĩnh vực. Hiệu trưởng phải hiểu biết kỹ lưỡng Luật Giáo dục, các văn bản dưới luật trong lĩnh vực giáo dục; các chính sách và quy trình khác của nhà nước mà theo đó nhà trường tổ chức các hoạt động.
Hiệu trưởng phải biết thiết lập hệ thống tuyên truyền hiệu quả trong nhà trường, giữa các bên quan tâm trong cộng đồng nơi nhà trường cư ngụ; giữa nhà trường với hệ thống trường học rộng hơn trong cả nước và quốc tế. Trong hệ thống tuyên truyền này, kỹ năng tuyên truyền miệng, viết và công nghệ của bản thân Hiệu trưởng sẽ là mẫu cho người khác.
b. Đối với giáo viên
Các yêu cầu của chuẩn giáo viên gồm:
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân đối với nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các hoạt động giáo dục và giảng dạy giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của ngành; tham gia các hoạt động xã hội trong nhà trường và cộng đồng;
- Giáo viên phải thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Thân mật, gần gũi với học sinh; quan tâm đến hoàn cảnh và đặc điểm của học sinh, giúp các em khắc phục khó khăn trong học tập và rèn luyện; không phân biệt đối xử, không thành kiến và trù dập học sinh; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em.
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; có
tinh thần trách nhiệm; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần hợp tác.Gắn bó với nghề dạy học; luôn rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề; sống trung thực, lành mạnh, giản dị; giữ gìn đạo đức, tác phong sư phạm và uy tín của nhà giáo; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; thực hiện kỷ cương, nền nếp của nhà trường; hoàn thành nhiệm vụ được giao; đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục và giảng dạy;
- Giáo viên phải có tinh thần tự học, phấn đấu năng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức rèn luyện sức khoẻ. Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do các cấp quản lý tổ chức, tự xác định nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt về đổi mới giáo dục tiểu học; có ý thức rèn luyện đạo đức và sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục.
- Giáo viên phải có kiến thức cơ bản đạt trình độ chuẩn được đào tạo để dạy các môn
khoa các môn học, hệ thống kiến thức của mỗi môn học ở các khối lớp; mối quan hệ kiến thức giữa các môn học trong chương trình.
Có hiểu biết về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nắm được nội dung cơ bản của các chủ trương, chính sách về giáo dục, trong đó có đổi mới giáo dục; hiểu biết một số chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hoá - xã hội liên quan đến sự phát triển của giáo dục, một số vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với giáo dục;
- Giáo viên có kiến thức cần thiết về tâm lý sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, biết ngoại ngữ, tin học để hỗ trợ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Nắm được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh, vận dụng hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với các đối tượng; có hiểu biết về các phương pháp quản lý, giáo dục học sinh, các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; bước đầu biết sử dụng máy vi tính, ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thực tế và học sinh của trường;
Ngoài ra, giáo viên phải có kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội và nhân văn liên quan đến hoạt động giáo dục và giảng dạy. Nắm được mục đích, nội dung và phương pháp thực hiện giáo dục môi trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội và vận dụng được vào hoạt động giáo dục, giảng dạy.
Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự hiểu biết về tình hình thực tế của địa phương nơi giáo viên công tác; nắm được tình hình chung về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, giáo dục; những đặc điểm về truyền thống lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, điều kiện sống của địa phương nơi giáo viên công tác; vận dụng thiết thực, có hiệu quả bài giảng và góp phần phát huy tác dụng của nhà trường và địa phương;
- Giáo viên biết phân tích chương trình, nội dung sách giáo khoa; biết lập kế hoạch dạy học; biết cách soạn bài theo hướng đổi mới phù hợp với các đối tượng học sinh. Biết xác định cấu trúc, mục tiêu, những nội dung cơ bản, chuẩn kiến thức và kĩ năng đối với môn học trong chương trình, sách giáo khoa; trên cơ sở đó biết cách lập kế hoạch dạy học theo năm, tháng, tuần phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh và nhà trường, biết xây dựng giáo án như là một kế hoạch thực hiện các hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò một cách tích cực phù hợp với đối tượng học sinh;
- Giáo viên phải biết tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của học sinh. Vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động học tập của học sinh; hướng dẫn học sinh cách tự học; tạo ra môi trường dân chủ và hợp tác trong học tập; đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; sử dụng thiết bị dạy học thiết thực, có hiệu quả; sử dụng ngôn ngữ, chữ viết chuẩn mực;
- Giáo viên phải biết làm công tác của giáo viên phụ trách lớp; biết tổ chức các hoạt động giáo dục như: sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đoàn thanh niên. Biết cách xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của giáo viên phụ trách lớp; biết hướng dẫn học sinh tự sửa chữa những hành vi không đúng; biết giáo dục học sinh cá biệt, phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng để giáo dục học sinh; thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh;
- Giáo viên phải biết cách giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng. Trang phục phù hợp môi trường giáo dục; cử chỉ, lời nói khi tiếp xúc với mọi người ân cần, đúng mực, lịch sự, biết lắng nghe, chân thành tiếp thu và thẳng thắn góp ý kiến giúp đỡ người khác; Giữ tác phong chuẩn mực của nhà giáo trong giao tiếp, ứng xử ở nhà trường và cộng đồng;
- Giáo viên phải biết lập, lưu giữ, sử dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Tập hợp, sưu tầm các tài liệu, tư liệu dưới nhiều dạng khác nhau để xây dựng các hồ sơ hỗ trợ cho bài giảng, hồ sơ theo dõi sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện, học tập của học sinh; biết sắp xếp, lưu giữ và sử dụng hồ sơ vào hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách thiết thực, hiệu quả.
c. Đối với tập thể giáo viên
Mặc dù các giáo viên có năng lực sư phạm và uy tín cá nhân, nhưng công tác giáo dục cũng không thể tốt được nếu mỗi một giáo viên đều hành động đơn độc và chỉ quan tâm đến thành tích lao động cá nhân của riêng mình. Nếu một tập thể giáo viên thiếu tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, lại hay tranh giành nhau về quyền lợi cá nhân, thì một trường học như vậy không thể nói gì đến việc giáo dục, thậm chí việc học tập cũng tồi, rất khó nâng cao kết quả học tập của học sinh. Trong một tập thể giáo viên tốt và trưởng thành thường các giáo viên giúp đỡ lẫn nhau, bổ khuyết lẫn nhau, cùng hợp lực sửa chữa những thiếu sót và khuyết điểm của nhau.
Trong một tập thể giáo viên tốt người ta không sợ phê bình khi được phê bình người ta không tự ái, bởi vì ai cũng hiểu rằng người phê bình làm như vậy không phải là để “chơi
khăm”, làm nhục “dìm” người khác hoặc chỉ để tỏ ra mình trội hơn người khác. Người bị phê bình cảm thấy điều đó có lợi cho mình, mọi người muốn giúp mình khắc phục những thiếu sót mọi người tin vào khả năng làm việc tốt của mình và có thể còn làm việc tốt hơn những người khác.
Trong một tập thể giáo viên đã trưởng thành, không còn có sự phân chia ra thành những giáo viên “kém” và “giỏi”. Trong tập thể đó mọi người đều làm việc ở trình độ tương đối cao và nếu có ai bắt đầu giảm sút về chất lượng lao động, thì cả tập thể quan tâm lo lắng và sẽ giúp đỡ người đồng đội đó của mình.
Thái độ thân mật và quan tâm của cán bộ lãnh đạo nhà trường đối với các giáo viên trẻ mới bước vào nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi mà các vấn đề chưa rõ ràng được giải quyết hay các vấn đề đều có thể xin ý kiến hiệu trưởng và nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết và nếu cần thì bất cứ vấn đề nào cũng có thể đa ra tập thể thảo luận. Khi các giáo viên biết quan tâm phát huy tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể xã hội của học sinh, thì mọi việc trong trường sẽ có nề nếp hơn, giáo viên sẽ làm việc dễ dàng hơn, học sinh cũng được rèn luyện trở thành những người tự giác hơn, biết làm việc độc lập, biết tổ chức lao động và có trách nhiệm với công việc của tập thể.