và công lập
Phát triển giáo dục ngoài công lập là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong hoàn cảnh đất nước có nhiều khó khăn, ngân sách của Nhà nước chưa đủ để đầu tư lớn hơn cho giáo dục, thì việc huy động rộng rãi các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục là một đòi hỏi tất yếu. Việc hệ thống các trường ngoài công lập ra đời và tồn tại suốt những năm qua là một minh chứng sinh động. Điều này đã được khẳng định trong các văn bản pháp quy và càng ngày càng được thể chế hóa một cách chặt chẽ, đồng bộ. Trong quá trình triển khai, các chính sách của trung ương cũng như của địa phương về các trường ngoài công lập đã ngày càng hoàn thiện theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư, phù hợp với yêu cầu của người học. Điều đó đã tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập gần đây phát triển cả chất lượng và số lượng.
triển đa dạng các hình thức đào tạo, mang lại cho mọi người có cơ hội học tập và đóng góp nhân tài vật lực cho giáo dục, phát triển trường dân lập tư thục theo phương châm xã hội hoá giáo dục và bảo đảm sự quản lý của Nhà nước. Phát triển mạnh hội khuyến học, quỹ khuyến khích tài năng và các tổ chức bảo trợ, hỗ trợ giáo dục.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Mở rộng và hoàn thiện các trường dân tộc nội trú cho con em dân tộc thiểu số, trú trọng đặc biệt đến quyền lợi học tập của con em nhân dân ở những nơi có nhiều khó khăn. Có các biện pháp hữu hiệu chấm dứt các hiện tượng tiêu cực đang diễn ra như dạy thêm, học thêm khuynh hướng thương mại hoá, cấp bằng giả, học giả, bạo lực trong trường học, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.
Chủ trương và các văn bản nêu trên đều nhất quán một tinh thần Nhà nước khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển và dành cho các trường này quyền tự chủ về nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính; Nhà nước chỉ quản lý riêng lĩnh vực chuyên môn.
Thực tế, những văn bản nói trên phần nào đã có tác dụng tích cực, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các trường ngoài công lập và ít nhiều điều chỉnh chúng theo chiều hướng lành mạnh, tích cực. Tuy nhiên, khách quan mà nói, nội dung các văn bản nói trên cũng còn những điểm thiếu tính khả thi, thiếu cụ thể, rõ ràng. Vì thế, hiệu lực của chúng chưa được như mong muốn. Điều này không thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của các trường ngoài công lập, khiến cho sự phát triển của loại hình trường này chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế giáo dục.
Thực tế hiện nay, bắt đầu xuất hiện một loại trường mới do nước ngoài đầu tư, xây dựng và quản lý. Nhìn chung, hầu như đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào nói về loại hình trường này. Tính đến năm 2005, chúng ta có đủ các loại hình trường ngoài công lập thuộc những ngành học khác nhau từ mầm non đến tiểu học, từ trung học phổ thông đến trung học chuyên nghiệp. Trong đó, loại trường bán công thu hút tới ngót 70% tổng số học sinh ngoài công lập, tiếp đến loại hình dân lập chiếm khoảng 20% và loại trường tư thục chiếm 10%. Nhưng đáng lưu ý là trừ những trường bán công, còn lại các loại trường tư thục, tức là cá nhân bỏ vốn xây trường sắm sửa trang thiết bị dạy học tuyển chọn giáo viên và học sinh, quản lý việc thu, chi.
Theo Luật giáo dục năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, hệ thống giáo dục ngoài công lập chỉ còn hai loại hình trường là trường dân lập và trường tư thục (không có trường
bán công), nhưng thực tế phương thức hoạt động hầu hết theo loại hình trường tư thục. Có thể nói, huy động sự tham gia rộng rói của xó hội (XHH) là yếu tố quyết định đối với việc phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập.
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần quan tâm đến các nội dung sau đây:
- Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về xó hội hoỏ, về trường ngoài công lập, tạo lập được nhận thức đúng từ Đảng, Chính quyền, nhân dân về sự cần thiết của hệ thống trường ngoài công lập, sự bỡnh đẳng và công bằng giữa giáo dục công lập và ngoài công lập.
- Xõy dựng kế hoạch xó hội hoỏ chi tiết, khả thi trong từng cấp quản lý và từng trường.