a. Số lượng và cơ cấu
Năm 2006, 603 trường THPT ngoài công lập có trên 30.000 giáo viên. Trong đó trong biên chế Nhà nước là 20,5%, giáo viên cơ hữu: 39,9%; giáo viên thỉnh giảng: 39,6%.
b. Độ tuổi và trình độ đào tạo
- Độ tuổi: Khảo sát 1717 giáo viên trường ngoài công lập ở Hải Phòng và Quảng Ninh thì độ tuổi như sau:
Tỉnh Số lượng khảo sát 70 tuổi 60-69 tuổi 50-59 tuổi 40-49 tuổi 30-39 tuổi < 30 tuổi Quảng Ninh 470 1 12 22 16 77 342 Hải Phòng 1247 5 90 261 299 245 347 Cộng 1717 6 102 283 315 322 689 Tỷ lệ 100 0,35 5,9 16,5 18,3 18,8 40,1
Như vậy, giáo viên trẻ dưưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao (40,1%), số giáo viên này nhiệt tình, song thiếu kinh nghiệm và sẵn sàng ra đi nếu được tuyển sang trường công lập, tạo nên sự không ổn định cho trường ngoài công lập. Số giáo viên đã về hưưu khoảng 15-20% già, yếu, khó tiếp nhận cái mới và đổi mới phương pháp dạy học. Số giáo viên thỉnh giảng khoảng 30-40% đang dạy trong trường công lập nên rất bị động trong việc bố trí giảng dạy.
- Trình độ đào tạo: 97,8% giáo viên ngoài công lập đạt chuẩn đào tạo, còn 2,2% dưới chuẩn, số giáo viên trên chuẩn tương đối cao (9,7%)
c. Điều kiện giảng dạy và học tập vươn lên của giáo viên trường THPT ngoài công lập
- Các trường ngoài công lập rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, đầu vào của học sinh thấp nên điều kiện giảng dạy của giáo viên rất khó khăn, thiết bị dạy học nói chung thiếu thốn.
- Nhiều tỉnh không cho giáo viên dân lập, tư thục đi coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra thi như trường công lập, bán công. Nhiều trường ngoài công lập ít cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tham quan, học tập. Vì thế hạn chế nhiều đến học tập, v- ươn lên của đội ngũ giáo viên.
d. Tiền lương giáo viên THPT ngoài công lập
Giáo viên trong biên chế ở các trường bán công trả lương như trường công, giáo viên cơ hữu hầu hết trả lương theo tháng, theo ngạch bậc như trong biên chế không có phụ cấp đứng lớp. Giáo viên thỉnh giảng trả lương theo giờ dạy và rất khác nhau, rất chênh lệch giữa các trường, tuỳ theo nguồn thu và chất lượng giảng dạy. Kết quả khảo sát:
- Trả lương giờ dạy cao nhất:
+ 3,5% số trường trả lương giờ dạy cao nhất trên 50.000 đ/tiết
+ 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết + 32,8% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 20.000-29.000 đ/tiết + 47,3% số trường trả lương giờ dạy cao nhất từ 30.000-49.000 đ/tiết + 16,4% số trường trả lương giờ dạy cao nhất dưới 20.000 đ/tiết - Trả lương giờ dạy thấp nhất:
+ 16,2% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất trên 20.000đ/tiết + 52,3% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất từ 10.000-19.000 đ/tiết + 31,5% số trường trả lương giờ dạy thấp nhất dới 10.000đ/tiết
Như vậy, đa số các trường ngoài công lập (trên 50%) trả lương giờ dạy trong khoảng từ 10.000-20.000 đ/tiết.
Ngoài tiền lương, hầu hết các trường có tiền lương để khuyến khích giáo viên nỗ lực dạy và công tác tốt; thưởng giáo viên có học sinh giỏi; học sinh đỗ đại học; thưởng sau xếp loại hàng tháng, học kỳ, cả năm... Đây là một ưu thế của trường ngoài công lập.
e. Nguyện vọng của giáo viên THPT ngoài công lập
- Số giáo viên cơ hữu còn trẻ ở trường THPT ngoài công lập đều đề nghị và mong muốn Nhà nước, Bộ, Tỉnh có hướng dẫn để được hưởng lương, tăng lương theo ngạch bậc (như giáo viên công lập) và khi được tuyển vào trường công lập thì được bảo lưu ngạch, bậc lương.
- Do các tỉnh quy định mức học phí cho trường ngoài công lập thấp và thực tiễn nhiều trường ở trong địa bàn dân cư kinh tế khó khăn nên đóng góp cho con đi học khó khăn. Vì
thế, tiền lương giáo viên ngoài công lập thấp, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho trường ngoài công lập để tiền lương tương xứng với lao động bỏ ra.
g. ý kiến của Hiệu trưởng và học sinh về đội ngũ giáo viên
- Trên 80% Hiệu trưởng THPT ngoài công lập trong toàn quốc đánh giá đội ngũ giáo viên của trường là không ổn định, các trường trả tiền giờ dạy thấp, không hợp đồng được giáo viên có chất lượng cao, những trường này đội ngũ giáo viên không chỉ không ổn định mà còn vừa thiếu, vừa yếu.
- Khảo sát 4757 học sinh ngoài công lập ở Hải Phòng và Quảng Ninh về nhiệt tình và chất lượng giảng dạy của thầy cô giáo, có 3.518 em (74%) có ý kiến trả lời thì 68,2% nhận xét các thầy cô giáo nhiệt tình, dạy tốt; 276 em (5,8%) nhận xét dưới 2/3 thầy cô nhiệt tình, dạy tốt. Tất cả các em đều mong muốn các thầy, cô dạy vào trọng tâm, cơ bản, phù hợp để các em thi vào các khối thi đại học.