- Góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển của đất nước
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội. Chính vì vậy, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường PTTH ngoài công lập giữ vai trò nhất định trong ổn định chính trị và phát triển đất nước. Cũng chính vì những giá trị đặc biệt của giáo dục trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia mà sự quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực này càng trở nên quan trọng. Đây là những yếu tố cơ bản tạo nên sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và độc lập, chủ quyền dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Bảo đảm phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và hội nhập quốc tế
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường trung học phổ thông ngoài công lập thông ngoài công lập
1.2.3.1. Xây dựng, ban hành pháp luật về trường trung học phổ thông ngoài công lập lập
Pháp luật về trường THPT ngoài công lập là hệ thống các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về trường THPT ngoài công lập, bảo đảm phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và tiến hành xây dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập là kết quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển của các quan hệ xã hội. Đây là sự ghi nhận về mặt nhà
nước, nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội khách quan trong thực tiễn quản lý đối với trường THPT ngoài công lập. Từ đó, xây dựng các thể chế quản lý phù hợp tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.
Trong hoạt động xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật về trường THPT ngoài công lập là bộ phận khách quan trong cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với lĩnh vực giáo dục ngoài công lập, đây là khâu đầu tiên của cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với trường THPT ngoài công lập. Xây dựng pháp luật là hình thức hoạt động cơ bản quyết định quá trình quản lý nhà nước về trường THPT ngoài công lập vì nó tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ trường THPT ngoài công lập, cho toàn bộ hoạt động quản lý trường THPT ngoài công lập của Nhà nước.
Để tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý trường THPT ngoài công lập theo đúng pháp luật, Nhà nước xây dựng các quy định pháp luật về các vấn đề cụ thể sau đây:
- Nhà nước quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trường THPT ngoài công lập. Căn cứ pháp lý của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trường THPT ngoài công lập là Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Giáo dục... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng của sự phân công này.
- Pháp luật quy định thẩm quyền quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các cơ quan nhà nước được trao những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong thực hiện nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với trường THPT ngoài công lập (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật trường THPT ngoài công lập).
- Pháp luật quy định những nội dung của quản lý nhà nước về trường THPT ngoài công lập (gồm nội dung theo quy định của luật Giáo dục hiện hành), trên cơ sở quy định về phân công giữa các cơ quan nhà nước, phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương với các
cấp chính quyền địa phương và cơ chế phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện những nội dung này.