Đa dạng hoá các nguồn tài chính, giải quyết hài hoà lợi ích người học và xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 56 - 58)

xã hội

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tốc độ tăng trưởng nhanh, sự phát triển mau lẹ của khoa học công nghệ, sự nâng cao thu nhập cá nhân và mức sống, nhu cầu về giáo dục đại học tăng lên nhanh chóng. Giáo dục, trong đó có giáo dục đại học được coi là lĩnh vực ưu tiên và phải đổi mới mạnh mẽ. Sự tăng trưởng nhanh chóng kinh tế - xã hội đòi hỏi ngày càng nhiều người tốt nghiệp đại học và sau đại học với chất lượng đạt mức chuẩn mực và đòi hỏi của xã hội.

Hệ thống giáo dục đại học nước ta sẽ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng. Tốc độ tăng tuyển sinh vào đại học trong thời gian tới sẽ là 5% năm. Tuy nhiên, việc tăng NSNN cho giáo dục không theo kịp tốc độ tăng của số lượng học sinh. Điều đó tất yếu dẫn đến phải huy động các nguồn tài chính khác, đặc biệt là các nguồn đóng góp từ phía người học và nguồn tài trợ khác để bù đắp các chi phí đào tạo.

Quan điểm đa dạng hoá các nguồn tài chính cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được quán triệt rõ trong Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) “đầu tư cho giáo dục – đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong NSNN…Tích cực huy động các nguồn ngoài ngân sách như học phí, nghiên cứu ban hành các chính sách đóng góp phí đào tạo từ các cơ sở lao động” [16]. Trong chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28 tháng 12 năm 2001 cũng chỉ rõ “ tăng đầu tư từ NSNN, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo

dục…khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn bộ xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời tiến tới một xã hội học tập”. Quan điểm tăng cường đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục đào tạo trong các trường Công an nhân dân cũng được thể hiện trong Đề án Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong công an nhân dân giai đoạn 2006-2020 ngày 17 tháng 7 năm 2006: “Nghiên cứu đề xuất mức tăng tỷ trọng kinh phí đào tạo trong tổng kinh phí Bộ cấp cho khối trường và đảm bảo mức đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của lực lượng công an tương xứng với mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo hàng năm của Nhà nước. Chủ động khai thác và phát huy hiệu quả tối đa các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục, đào tạo” [3].

Tóm lại, trong thời gian tới, đa dạng hoá các nguồn tài chính cho giáo dục vẫn sẽ là định hướng cơ bản, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công cuộc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. Việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá nguồn tài chính, đặc biệt là theo hướng tăng học phí từ sinh viên cần tính đến các vấn đề xã hội và chính sách xã hội của Nhà nước. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, tuy nằm trong khối trường vẫn chủ yếu được bao cấp về NSNN, nhưng trong tương lai, mở rộng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế - xã hội là rất có điều kiện thực hiện và khả năng tăng nguồn lực tài chính xã hội cho hoạt động của Trường là có cơ sở. Điều này phù hợp với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường và Quyết định số 171 của Bộ trưởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường: “Đào tạo cán bộ có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn về phòng cháy chữa cháy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy trong Công an, các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội theo quy chế văn bằng của Nhà nước…” [12]. Như vậy, khi triển khai đào tạo chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy cho các đoàn thể, tổ chức kinh tế …thì vấn đề tăng cường thêm nguồn thu học phí sẽ được chú ý hơn, không chỉ đảm bảo cho chi phí đào tạo trước mắt mà nó còn phải đảm bảo đầu tư phát triển lâu dài của Trường.

Bên cạnh nguồn thu học phí, với chức năng hiện nay Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, việc thực hiện việc nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy phục vụ

cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng là một thế mạnh sẵn có của Trường cần được chú ý phát triển. Hiện nay, nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngoài NSNN của Trường. Trong tương lai, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như dự báo thị trường này ngày càng phát triển và tăng nguồn thu từ dịch vụ này là rất khả thi.

Ngoài nguồn thu từ các dịch vụ khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy thì Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy còn có thêm nguồn thu từ dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, mô tô cho người dân. Đây là dịch vụ rất có điều kiện phát triển vì nhu cầu người dân về dịch vụ này ngày càng tăng, bên cạnh đó yêu cầu về điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông của người dân ngày càng khắt khe hơn.

Nói tóm lại, đa dạng các nguồn thu phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là một xu hướng có triển vọng hiện thực và mang tính tất yếu. Đây là một cách nhìn mới về quản lý tài chính so với trước đây. Nếu trước đây chủ yếu dựa vào nguồn thu từ NSNN, thì sau này, thì ngoài nguồn thu từ NSNN, còn có các nguồn thu khác như: học phí thu của học sinh ngoài ngành công an, thu từ các hợp đồng thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, học phí đào tạo lái xe ô tô… và nhiều nguồn thu khác. Việc tăng nguồn thu sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cũng như quy mô đào tạo của Trường ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)