Tăng cường quản lý các nguồn thu cần thực hiện các giải pháp cả đối với nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN.
Đối với nguồn NSNN, Trường cần lập dự toán theo tháng, quý, dựa vào nhu cầu
chi tiêu của đơn vị làm căn cứ để tiếp nhận ngân sách do cấp trên cấp. Kiến nghị với Nhà nước chuyển việc cấp phát NSNN quá chi tiết theo nhiều “mục” hiện nay sang việc cấp phát tổng hợp theo hướng ít “mục" hơn. Cụ thể trong dự toán cần giảm xuống còn 7 “mục”:
i) Chi tiền lương và các khoản chi cho cá nhân (tiền lương, tiền công, phụ cấp, học bổng, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản thanh toán cho cá nhân).
ii) Chi về hàng hoá dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư, văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, chi thuê mướn, sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ tài sản cố định).
iii) Chi nghiệp vụ chuyên môn từng ngành (chi cho y tế, trang phục, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao).
iv) Chi cho đào tạo (đào tạo tập trung, đào tạo tại chức)
v) Chi cho nghiên cứu khoa học (nghiên cứu khoa học theo các đề tài, hội thảo);. vi) Chi hỗ trợ (công tác xã hôi, chi viện trợ).
vii) Chi đầu tư phát triển (mua sắm tài sản cố định dùng cho công tác chuyên môn, trang thiết bị chuyên ngành).
Việc quản lý các khoản chi nguồn NSNN phải đảm bảo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn và theo quy định theo Luật NSNN.
Đối với nguồn ngoài NSNN: Thực hiện quản lý tập trung về Phòng Hậu cần đối với tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động đào tạo, dịch vụ và các hoạt động khác
thuộc trách nhiệm quản lý Trường. Chấm dứt việc phân cấp chi tiêu cho cấp dưới theo hình thức “tọa chi”.
Các giải pháp hoàn thiện công tác chi tiêu tài chính bao gồm:
- Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý tiền lương, chế độ thanh toán cho đội ngũ cán bộ, giảng viên gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, thống nhất một hệ thống, chế độ thanh toán tiền lương cho cán bộ, giảng
viên không phân biệt nguồn thu, hay cụ thể không phân biệt là khoá chính quy hay khoá tại chức. Xây dựng định mức chi hợp lý cho giảng viên và cán bộ quản lý, chấm dứt tình trạng giảm tiền giờ giảng của giảng viên để chi thêm cho công tác quản lý.
Thứ hai, có chính sách chế độ quy định cụ thể đối với cán bộ giảng dạy làm công
tác kiêm nhiệm. Quy định về hệ số lương, phụ cấp, tỷ lệ đảm nhận các công việc giảng dạy, quản lý để có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ, tiến tới chuyên nghiệp hoá công tác quản lý.
Thứ ba, tuyển dụng tăng thêm đội ngũ giáo viên để giảm việc chi trả tiền vượt giờ
quá lớn hiện nay (tăng biên chế cho các bộ môn giáo dục theo định mức chung nhưng phải tính toán là đơn vị có tính đặc thù : là một trường đơn ngành, đa hệ, quy mô học sinh nhỏ), mặt khác phải có chính sách, chế độ thù lao khuyến khích giảng viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học.
Thứ tư, đối với những đối tượng hợp đồng lao động ngắn hạn làm công tác nhà ăn,
phục vụ điện nước đã ổn định nhiều năm, đề nghị được chuyển sang hợp đồng không xác định thời hạn để được hưởng chế độ thang bậc lương theo năm và được tham gia bảo hiểm theo đúng quy định của Nhà nước, làm giảm thiệt thòi cho những đối tượng này.
- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế chi trả học bổng cho sinh viên theo ba hướng nội dung:
Thứ nhất, thực hiện chi trả học bổng cho học sinh theo tháng, việc trả như vậy giúp cho học viên có một khoản thu nhập ổn định hơn để trang trải cho các chi tiêu hàng ngày.
Thứ hai, dành một phần quỹ phúc lợi để mở rộng tài trợ cho những học sinh thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo, thực hiện tốt công bằng xã hội, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo do tác động của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, xây dựng cơ chế phân phối học bổng theo thời gian từng năm học cùng
với có chế độ khen thưởng thích hợp để khuyến khích học sinh khá giỏi tiếp tục phấn đấu để có kết quả cao hơn.
- Giải pháp đối với khoản chi văn phòng phẩm, điện nước, điện thoại, công tác phí: một mặt quản lý chi theo định mức của nhà nước, mặt khác cần quản lý theo cơ chế khoán chi để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Kiến nghị với Bộ Công an thống nhất định mức khoán chi trong Bộ Công an, kiến nghị với Nhà nước sửa đổi các chế độ, định mức đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
- Giải pháp đối với đầu tư XDCB, sửa chữa lớn có giá trị cao: quy định phải đấu thầu thì cần thuê tư vấn trong lập dự án, tổ chức đấu thầu xét thầu, theo dõi, giám sát thi công để bảo đảm tính hiệu quả của công tác đầu tư XDCB. Kiến nghị với cơ quan Bộ Công an tăng mức đầu tư cho sửa chữa lớn, tài sản cố định có giá trị, trong thực tế nhiều năm gần đây kinh phí này không có.
- Giải pháp trong công tác quản lý mua sắm tài sản cố định: cùng với việc chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về thủ tục, thì trong quá trình thực hiện cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, chuyên gia và xem đó như là thủ tục trong việc mua sắm, đảm bảo cho đầu tư có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu, trong đó chú trọng đấu thầu rộng rãi để có nhiều cơ hội lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản cố định.
- Giải pháp về quản lý trong quá trình khai thác sử dụng tài sản cố định: xây dựng chế độ tiêu chuẩn về tài sản cố định cho từng bộ phận, trên cơ sở đó có kế hoạch trang bị tài sản, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ở từng bộ phận. Quá trình quản lý tài sản bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi tài sản không còn sử dụng được phải thanh lý, trong đó quản lý quá trình sử dụng tài sản là khâu quan trọng. Đầu tư trang thiết bị đúng, nhưng sử dụng không hợp lý, không phát huy hết hiệu quả của tài sản đó chính là một sự lãng phí. Do vậy, đi đôi với quản lý mua sắm tài sản cố định cần theo dõi, quản lý quá trình sử
dụng của tài sản cố định, đảm bảo phát huy hiệu suất cao nhất của tài sản cố định trong quá trình hoạt động của đơn vị.