CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ VỀ ĐẢM BẢO CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH 1 Đối với nguồn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 62 - 67)

3.2.1. Đối với nguồn ngân sách nhà nước

Như phần trên đã phân tích, nguồn NSNN cấp cho Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy gồm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi không thường xuyên (gồm chi đầu tư XDCB, chi nghiên cứu khoa học, chi cho các chương trình mục tiêu, chi mua sắm trang thiết bị dạy học), chiếm tới 73% tổng các nguồn thu của Trường.

Đối với nguồn chi thường xuyên: NSNN cấp chi thường xuyên để đảm bảo các hoạt động của nhà trường, không bao gồm các khoản chi có tính chất đầu tư phát triển. Nhà nước sẽ không cấp và không quyết toán vào chi thường xuyên các khoản mang tính chất đầu tư, XDCB, sửa chữa lớn tài sản cố định, mua sắm tài sản có giá trị lớn, thiết bị dạy học.

Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả chi thường xuyên, NSNN cấp cho chi thường xuyên của Trường phải được xây dựng căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ rõ ràng, công khai. Cụ thể như sau:

- Căn cứ vào mức độ ưu tiên của ngành đào tạo, căn cứ vào ngành đào tạo mà NSNN định mức nhiều hay ít cho các ngành nghề đào tạo mà Nhà nước thấy cần khuyến khích hay không trong từng thời kỳ nhất định. Mức chi cho đào tạo học viên phòng cháy, chữa cháy phải được nâng lên so với hiện nay do đây là ngành phục vụ an toàn xã hội.

- Mức cấp NSNN cần căn cứ vào chi phí đào tạo thực tế theo chỉ tiêu của nhà trường. Việc cấp NSNN dựa vào chi phí đào tạo, Trường sẽ đảm bảo cho nhà trường có đủ chi phí đào tạo mà không phải cắt giảm các khoản chi. So với các trường công an nhân dân thì Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là một trường quy mô nhỏ, nhưng mang tính đặc thù là trường khoa học kỹ thuật (các trường công an nhân dân khác chủ yếu là chuyên ngành quản lý, xã hội), nên chi phí đào tạo đơn vị cao, mặt khác do là trường khoa học kỹ thuật cho nên chí phí cho thực hành, thí nghiệm cao hơn, quy mô đầu học sinh trên lớp học ít hơn, cho nên chi phí đơn vị càng cao hơn. Do vậy, NSNN cần nghiên cứu định mức cấp cho Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy cao hơn các trường bình thường khác. Mức cao hơn phải ở mức 30 - 50% mới đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho các nội dung đào tạo.

- Hàng năm, cần có nguồn NSNN thường xuyên bổ sung để duy trì hoạt động của các trang thiết bị đã được mua sắm từ nguồn NSNN không thường xuyên. Một thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong khi các trang thiết bị ngày càng tăng cả về số lượng và tần suất sử dụng, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu, năng lượng điện…ngày càng tăng thì kinh phí thường xuyên hầu như không tăng.

Đối với nguồn NSNN không thường xuyên như XDCB, sửa chữa lớn, đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn theo các hướng, giải pháp đổi mới quản lý bao gồm:

- Áp dụng chặt chẽ các định mức của Nhà nước về XDCB, đảm bảo tốc độ đầu tư tương ứng với tốc độ tăng đầu tư cho toàn ngành. Đối với đầu tư XDCB hiện nay định mức áp dụng trong Bộ Công an là thấp so với các bộ khác, trong khi đó, định mức cho XDCB đối với các trường công an nhân dân lại càng thấp hơn. Định mức áp dụng cho

XDCB của các trường công an nhân dân thấp làm cho các công trình có trang thiết bị lạc hậu, kém chất lượng, nhanh xuống cấp, trong khi công suất sử dụng cao hơn càng làm cho các công trình XDCB có tuổi thọ thấp và thường xuyên phải duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp.

- Nguồn kinh phí cấp cho mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn hiện nay chủ yếu thông qua thực hiện các dự án. Nguồn kinh phí này hiện nay rất hạn chế vì quy mô các dự án đã được thực hiện cũng ở mức độ rất nhỏ, do vậy khó thực hiện được các nhu cầu tương lai của công tác đào tạo chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy. Ví dụ, mức đầu tư cho một dự án lớn nhất của nhà trường từ trước tới nay là 11 tỷ đồng, thì nếu với nhu cầu đáp ứng mua một số ô tô chuyên dụng trong thực hành huấn luyện phòng cháy, chữa cháy thôi cũng phải cần tới 50 tỷ, như vậy với quy mô đầu tư theo dự án hiện nay thì không thể đáp ứng được hoạt động đào tạo cho tương lai. Mặt khác, đối với NSNN cấp cho các dự án cũng mang tính bình quân, mỗi đơn vị thường chỉ được thực hiện một đến hai dự án trong một thời điểm (thường là một năm), cho nên khả năng nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là rất khó khăn. Như vậy trong tương lai, Trường sẽ phải có kế hoạch đầu tư theo dự án theo hướng đầu tư đồng bộ và các cơ quan quản lý NSNN cần ủng hộ hướng phát triển này.

- Nguồn NSNN mua sắm trang thiết bị dạy học hàng năm cho các trường thường rất nhỏ. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, nguồn này chưa đạt 1 tỷ trong một năm. Với mức độ cấp như vậy càng làm cho việc mua sắm thiết bị khó khăn. Việc tính toán nguồn NSNN cho mua sắm thiết bị phải đươc chú ý đặc biệt.

3.2.2. Nguồn ngoài ngân sách nhà nước

Đối với nguồn thu học phí: Đối tượng thu học phí hiện nay ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy không nhiều. Tuy nhiên, nếu được phép đào tạo học sinh ngành ngoài công an nhân dân thì nguồn thu này có tiềm năng khá lớn. Để tăng dần nguồn thu này, Trường cần áp dựng thực hiện một số biện pháp

- Xây dựng mức đóng học phí hợp lý để đảm bảo các chi phí trong quá trình đào tạo tại Trường. Hiện nay mức học phí này mới chỉ tính đủ cho các chi phí cơ bản, hầu như không có tích luỹ để đầu tư phát triển. Trong tương lai, đối tượng sinh viên sẽ được

mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội thì việc xác định mức thu học phí hợp lý càng đặt ra một cách cấp thiết hơn.

- Cần thực hiện thu học phí đối với đối tượng đào tạo hệ tại chức, liên kết, vừa học vừa làm, vì các đối tượng này có thu nhập bằng lương, mặt khác đây là nhu cầu tự thân, cần bớt gánh nặng bao cấp từ NSNN.

Đối với nguồn thu từ các hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa

cháy: Đây là hoạt động cung cấp ứng dụng kết quả nghiên cứu và thực hiện các phần việc

như một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, nhân lực tham gia vào hoạt động này chủ yếu mang tính kiêm nhiệm. Hiện nay, Trường thường khuyến khích cán bộ, giáo viên tham gia theo dạng đi thực tế theo kế hoạch hàng năm. Để tăng nguồn thu này cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đề xuất mở rộng ngành nghề kinh doanh so với hiện nay. Ví dụ, cần đăng ký kinh doanh các lĩnh vực kiểm định trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, tư vấn thiết kế, giám sát thi công các hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Hiện nay, Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử dụng rất tốt trong kiểm định độ an toàn cho các thiết bị, nhưng đến nay chỉ mới phục vụ đào tạo, chưa được phép thực hiện dịch vụ trên thị trường. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn về thiết kế, giám sát hiện nay trong hoạt động đầu tư là rất cần thiết, trong khi đó, Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có thế mạnh về đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ cao về lĩnh vực này.

- Tăng cường khâu quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để chính thức tham gia thị trường cung cấp dịch vụ này. Trong những năm qua, hầu như Trường không có quảng cáo, giới thiệu để thu hút hợp đồng kinh tế mà chủ yếu do các quan hệ quen biết cá nhân và thông qua một số công ty hoạt động trong lĩnh vực này hợp tác. Nếu chú ý đến khâu quảng cáo, chắc chắn sẽ đẩy mạnh số lượng hợp đồng và sẽ tạo được nguồn thu lớn cho trường.

- Phải có lộ trình và giải pháp xây dựng thương hiệu cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy để nhằm khẳng định uy tín cung ứng, khả năng thực hiện các hợp đồng kinh tế. Hiện nay Trung tâm hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy chứ thực chất chưa có thương hiệu riêng của

mình. Có thể xây dựng Trung tâm thành Công ty trực thuộc Trường như mô hình công ty của một số trường như : Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc…

- Cần mở rộng lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ từ ba lĩnh vực: nghiên cứu ứng dụng , nghiên cứu thiết kế, thi công, bảo hành, bảo trì, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, lên nhiều lĩnh vực theo hướng bổ sung các lĩnh vực như: tư vấn, giám sát; kiểm định trang thiết bị an toàn phòng cháy, chữa cháy. Đây là thế mạnh của nhà trường cả về con người và trang thiết bị.

- Cần xây dựng thống nhất, công khai cơ chế sử dụng cán bộ, giáo viên tham gia kiêm nhiệm tại Trung tâm. Vấn đề chủ yếu vẫn là đổi mới cơ chế tài chính trong việc sử dụng nguồn nhân lực này.

Đối với nguồn thu từ đào tạo lái xe ô tô, mô tô: Đây là hoạt động có nguồn thu

tương đối ổn định và có xu hướng ngày càng tăng. Nguồn thu này chủ yếu thu từ các cá nhân cho nên nguồn thu ổn định, tin cậy, đúng kế hoạch. Tuy vậy, để đảm bảo nguồn thu này cũng cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cần có kế hoạch và tiến hành xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá và hiện đại bao gồm: sân bãi, phương tiện, đội ngũ giáo viên dạy lái…Đây chính là điều kiện để phát triển hoạt động này để có nguồn thu ổn định.

- Có kế hoạch và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên dạy lái chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, tay nghề, trình độ sư phạm cao. Đây là điều kiện để tạo ra thương hiệu cho Trung tâm Đào tạo lái xe của trường. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ giáo viên thì cần có cơ chế sử dụng hợp lý số lao động này.

- Khi tuyển dụng, cần công khai hoá tiêu chuẩn, nhu cầu tuyển dụng, đối tượng cần tuyển dụng để khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực: thừa nhân lực có trình độ thấp, thiếu nhân lực có trình độ cao, nể nang tiếp nhận tuyển dụng người nhà, người quen thiếu tiêu chuẩn.

Đối với nguồn tài trợ từ nước ngoài: Đây là nguồn thu được xác định có tiền năng

lớn trong tương lai vì khả năng hợp tác trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy là rất lớn. Nguồn thu này không chỉ trong lĩnh vực đào tạo mà còn cả trong hợp tác nghiên cứu,

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật… Hiện nay, Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy được phép hợp tác với tổ chức JICA của Nhật Bản với dự án: “Nâng cao năng lực đào tạo chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy”. Với từng giai đoạn thực hiện của dự án, nếu được triển khai thì đây không chỉ là nguồn tài chính lớn mà còn là nguồn công nghệ kỹ thuật, công nghệ đào tạo. Ngoài ra, cần có hợp tác, trao đổi với các nước khác, nhất là với Trung quốc, Mỹ… Bởi vì, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện nay chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ. Việc tăng cường hợp tác đào tạo và dịch vụ phòng cháy, chữa cháy với Lào cũng là hướng đi đúng đắn và rất có tiềm năng. Trường cần có các biện pháp cụ thể khai thác hướng hợp tác này.

Đối với việc sử dụng các nguồn thu, cần linh hoạt và hỗ trợ thu chi trong quá trình hoạt động. Vì thực tế các hoạt động tạo ra nguồn thu có tính chất sử dụng vồn khác nhau. Ví dụ như đào tạo lái xe thường tồn đọng tiền mặt lớn có thể khai thác thu nhập thêm bằng cách gửi tiết kiệm tại ngân hàng; ngoài ra, cần đầu tư vào hoạt động thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy, đối với hoạt động này, như vậy có thể hỗ trợ các hoạt động hợp đồng về nguồn tài chính.

Đối với các nguồn thu dịch vụ khác: Với số lượng học viên trên 1000 như hiện nay, việc tổ chức các dịch vụ phục vụ học sinh hầu như không có. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ngay từ nhận thức, cho rằng học sinh sinh hoạt nội trú thì mọi nhu cầu sinh hoạt đã đáp ứng theo qui định của lực lượng vũ trang, tính chất quản lý ký túc xá theo hình thức trại lính… Nhưng trong thực tế, đối tượng học viên tại Trường khác hẳn so với đối tượng chiến sỹ nghĩa vụ, nhiều nhu cầu chính đáng khác của học viên chưa được đáp ứng, điều đó làm ảnh hưởng tới cuộc sống, chất lượng sinh hoạt và kết quả học tập của học viên. Với 1000 học viên, nhưng toàn bộ khu ký túc xá khép kín không có các dịch vụ cung cấp văn phòng phẩm, dịch vụ giải khát, dịch vụ internet, điện thoại…thì thực sự không còn phù hợp với tương lai. Do vậy, cần tổ chức các dịch vụ theo nhu cầu của học viên. Nếu tổ chức tốt dịch vụ này thì không những có nguồn thu không nhỏ về mặt tài chính mà còn có tác dụng rất lớn đối với công tác quản lý, giáo dục học viên trong Trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)