và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Để hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Trường, ngày 25/2/2000 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 171/2000/QĐ-BCA(X13) về “ Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy”. Quy mô đào tạo 1000 học viên. Tổ chức bộ máy của nhà trường có 12 đơn vị (6 bộ môn, 5 phòng và 1 trung tâm).
Như vậy, lịch sử phát triển của Trường phải tình từ năm 1976. Trong 30 năm (1976 - 2006), nhà trường đã và đang đào tạo gồm: 30 khoá trung học (2510 học viên); 15 khoá cao đẳng (975 học viên); 6 khoá đại học chính quy, 6 khoá đại học tại chức (1160 học viên). Ngoài ra, Trường còn đào tạo cho hai nước Lào và Căm pu chia với tổng số 102 học viên. Trường còn tổ chức đào tạo các lớp nghiệp vụ ngắn hạn trình độ thấp hơn trung học cho hàng nghìn học viên các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trong cả nước.
Đến nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 182 đồng chí, trong đó có 9 tiến sĩ, 22 thạc sĩ, 103 đại học và cao đẳng. Trường đã thực hiện biên soạn đầy đủ giáo trình phục vụ cho đào tạo đại học, thực hiện nghiên cứu thành công nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở. Cơ sở vật chất của trường hiện nay đã được xây dựng vào loại hoàn thiện nhất trong khối các trường công an nhân dân thuộc Bộ Công an.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho dạy và học, Trường đã xây dựng được: 8.896m2 phòng học, 2.120 m2 phòng thí nghiệm, 840 m2 thư viện, 3.850 m2 hội trường, nhà hành chính, nhà hiệu bộ, 6.103 m2 nhà ở cho sinh viên, 1.243 m2 nhà ăn , 380 m2 bệnh xá, 1.988 m2 khu thể thao.
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy cháy
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đào tạo, được hưởng các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành áp dụng cho hệ thống các trường đại học.
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có chức năng đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy; nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có những nhiệm vụ:
Một là, căn cứ vào đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những
quy định của Chính phủ, của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức đào tạo theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ Công an.
Hai là, đào tạo, đào tạo lại cán bộ có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn về phòng cháy, chữa cháy; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy trong ngành Công an, các ngành, đoàn thể và tổ chức kinh tế xã hội theo quy chế văn bằng của Nhà nước.
Ba là, nghiên cứu đề xuất hoặc phối hợp với cục Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy
và các đơn vị liên quan đề xuất Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy cho từng bậc học, hệ học và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được Bộ ban hành.
Bốn là, trực tiếp biên soạn và phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy,
các đơn vị có liên quan biên soạn, nghiệm thu và đưa vào sử dụng các loại giáo trình, tài liệu phục vụ chuyên ngành đào tạo và huấn luyện.
Năm là, thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, chiêu sinh, đào tạo và cấp bằng, chứng chỉ, điều động học viên ra trường theo chỉ tiêu, kế hoạch của Bộ Công an. Tổ chức thực hiện các chế độ, quy định của Bộ Công an về chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, học viên.
Sáu là, tổ chức thực hiện các chế độ, điều lệnh, điều lệ quy định của Bộ Công an,
quản lý và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên theo phân cấp của Bộ trưởng.
Bẩy là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh đã được Bộ quy định. Nghiên cứu đề xuất Bộ trưởng quyết định công nhận giáo viên kiêm nhiệm của
trường, mời các chuyên gia, cán bộ khoa học ngoài ngành tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo nhiệm vụ của Trường; cử giáo viên của Trường tham gia giảng dạy