Nguồn ngoài ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 40 - 44)

Trong bối cảnh đổi mới tài chính công hiện nay, đặc biệt là ở các cơ sở giáo dục, đào tạo, đa dạng hoá nguồn kinh phí là một hướng đi trung tâm của chiến lược đổi mới chính sách tài chính, nhằm đảm bảo khả năng bền vững về mặt tài chính của các cơ sở đại học. Việc Nhà nước cho phép thu học phí, mở rộng các loại hình đào tạo, thực hiện một số chức năng ngoài đào tạo như ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia cùng với các ngành đào tạo nghề… đã tạo điều kiện cho các trường đại học tăng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn tài chính từ bên ngoài đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của các trường đại học. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, được phép của Chính phủ, các ngành Giao thông công chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học – Công nghệ…, từ năm 2000 đến nay, Trường đã triển khai các hoạt động đào tạo ngoài chỉ tiêu do Bộ Công an giao; thực hiện các hợp đồng ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy vào các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo lái xe ô tô do Sở Giao thông công chính Hà Nội và Cục Đường bộ - Bộ Giao thông - Vận tải cấp phép. Kết quả tài chính của các hoạt động thể hiện tại bảng 2.2 cho thấy nguồn thu ngoài NSNN không ngừng tăng và chiến tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn thu của cả đơn vị, cụ thể:

Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn thu ngoài NSNN trong 3 năm 2003-2005

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên nguồn thu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số thu Tỷ lệ % Số thu Tỷ lệ % Số thu Tỷ lệ % Tổng số thu ngoài NSNN 8.693 100,00 8.653 100,00 7.895 100,00

1 Ứng dụng KHKT PCCC

5.779 66,47 4.066 46,90 3.933 49,81

2 Đào tạo lái xe 2.909 33,46 4.477 51,64 3.771 47,76

3 Khác 91 0,07 110 1,26 191 2,41

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005 - Trung tâm UDKHKT và đào tạo lái xe chữa cháy - Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy

Sau đây là phân tích lần lượt các nguồn này.

* Nguồn học phí

Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy triển khai hợp đồng đào tạo, liên kết đào tạo các cấp học, bậc học mới được thực hiện 10 năm từ 1996 đến nay, các năm trước đây chủ yếu đào tạo cho Quân đội theo chỉ tiêu do Bộ Công an giao hàng năm. Bắt đầu từ năm 1996 trường đã thực hiện các hợp đồng đào tạo cho các ngành kinh tế như: xăng dầu, dầu khí, khai thác than, hàng không…; cho các ngành cơ sở ngành dịch vụ du lịch như: khách sạn, trung tâm văn hoá, giải trí, trung tâm triển lãm, thương mại...; các khu công nghiệp…Tuy vậy, đến nay cấp đào tạo cũng mới chỉ dừng lại ở bậc trung học và thấp hơn, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của các ngành và cơ sở. Nguồn thu học phí từ đào tạo, liên kết đào tạo tuy đã có, song đến nay hầu như mới thu theo phương thức tính toán lấy thu bù chi, hầu như không có nguồn tích lũy tái đầu tư phát triển.

Thực tế trong những năm gần đây cho thấy triển vọng nguồn thu này sẽ tăng cao do nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo phòng cháy, chữa cháy của các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội…Mặt khác, nếu các cơ quan chức năng cho phép Trường được chủ động đào tạo các hệ đa dạng hơn thì phần thu học phí còn có thể tăng đáng kể.

* Nguồn thu do thực hiện các hợp đồng ứng dụng khoa học kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy vào thực tế các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội.

Thực tế, trong năm năm từ 2001-2005 cho thấy, nguồn thu từ thực hiện các hợp đồng thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã được thực hiện và có số lượng tăng đáng kể và chiếm tỷ lệ 50% so với tổng nguồn thu ngoài NSNN.

Thực tế quá trình thực hiện các hợp đồng thiết kế, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy trong thời gian qua cho thấy một số vấn đề như sau:

Một là, qua kết quả hoạt động và qua khảo sát thị trường trong lĩnh vực này cho

thấy nhu cầu thị trường này còn rất lớn và rất mới, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Nếu mở rộng đầu tư cho hoạt động này thì nguồn thu sẽ ngày càng lớn hơn.

Hai là, ngoài đóng góp tăng nguồn thu thì các hoạt động này còn góp phần nâng

cao năng lực thực hành của cán bộ, giáo viên trong thực hiện ứng dụng kết quả lý thuyết vào thực tiễn. Mặt khác, các công trình được nhà trường thi công lại chính là những cơ sở cho học viên tham quan, khảo sát thực tế để nâng cao kiến thức thực tế cho học sinh.

Ba là, thực hiện các hoạt động này góp phần cùng lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp làm tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và làm hạn chế nạn cháy xảy ra trong thực tế, góp phần làm giảm bớt áp lực của nhu cầu tăng quá nhanh hiện nay về thiết kế, thi công, bảo hành, bảo trì hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Bốn là, một số dịch vụ có thế mạnh về nhân lực và trang thiết bị của Trường Đại

học Phòng cháy, Chữa cháy chưa được khai thác vì nhiều lý do, trong đó có những dịch vụ cần được cấp phép như: tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, kiểm định thiết bị an toàn phòng cháy, chữa cháy. Nếu các dịch vụ này được thực hiện thì về mặt tài chính sẽ tăng nguồn thu, vì đây là lợi thế tuyệt đối của nhà trường.

* Nguồn thu từ đào tạo lái xe

Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, mô tô chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu ngoài NSNN. Nguồn thu này rất ổn định và có mức tăng đáng kể hàng năm. Thực tế hoạt động đào tạo lái xe ô tô, mô tô cho thấy một số vấn đề sau:

Một là, cầu thị trường về đào tạo lái xe ô tô, mô tô hiện nay đang ở mức rất cao,

đối với Trung tâm đào tạo của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, trong ba năm 2003-2005 chỉ đáp ứng được 50% số lượng người ghi danh học và sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô, mô tô. Trong nhiều năm tới, nhu cầu này vẫn còn tăng và thị trường chưa thể đáp ứng được cầu.

Hai là, với năng lực hiện nay của cơ sở, cần được tăng về chỉ tiêu đào tạo hiện nay lên gấp đôi, vì về đội ngũ giáo viên, phương tiện ô tô, cơ sở vật chất khác, khả năng quản lý, điều hành… đều có thể đáp ứng được với quy mô gấp đôi hiện nay. Nhưng trong nhiều năm nay, chỉ tiêu cho phép vẫn chưa được tăng, trong khi đó nhu cầu người học ngày càng tăng.

Ba là, để đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất của một cơ sở đào tạo lái xe chuyên

nghiệp, thì cơ sở cần phải chuẩn hóa một số nội dung sau:

- Đội ngũ giáo viên dạy lái phải thực sự được chuẩn hoá về tiêu chuẩn: số lượng, chất lượng.

- Phương tiện ô tô dạy lái phải được đảm bảo đa dạng về chủng loại, nâng cao chất lượng, nhất là những phương tiện mới phù hợp với thị trường ô tô hiện nay.

- Cần có kế hoạch xây dựng bãi tập, trường thi chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải.

Bốn là, với chức năng đào tạo lái xe chữa cháy hiện nay thì chỉ tiêu được giao rất

hạn chế, mỗi năm chỉ khoảng 50 học viên, trong khi đó lực lượng, phương tiện đào tạo lái xe ô tô của trường khá đầy đủ, dẫn đến lãng phí không hiệu quả trong sử dụng phương tiện. Trong khi đó, chỉ tiêu đào tạo lái xe tải, xe du lịch cho cảnh sát giao thông lại rất lớn mà các cơ sở đào tạo của các trường trong ngành công an không thể đáp ứng. Điều đó cho thấy sự điều tiết trong đào tạo lái xe ô tô trong lực lượng công an chưa thật hợp lý, cần có điều chỉnh để tận dụng hết khả năng của trường cũng như tăng nguồn thu từ hoạt động này.

Năm là, chi phí đào tạo lái xe ô tô trong một số năm gần đây tăng lên do nhiều yếu

tố, nhất là về giá xăng dầu, giá chi phí cho phương tiện ô tô tăng lên, trong khi đó học phí do Bộ Giao thông - Vận tải điều chỉnh không kịp thời và chưa phù hợp làm cho cơ sở đào tạo rất khó khăn trong quá trình đào tạo.

* Các nguồn thu khác

Trong thực tế hiện nay Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy còn một số nguồn thu khác như cho thuê mặt bằng kinh doanh, một số hoạt động dịch vụ trông giữ xe, căng tin - dịch vụ…tuy vậy số thu này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng ngày càng giảm đi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)