Chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp có

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 25 - 29)

đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động

Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới kinh tế và thực hiện cải cách hành chính, trong lĩnh vực tài chính cũng có nhiều giải pháp nhằm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn lực của đất nước, thực thi các biện pháp đảm bảo xã hội. Trong đó, phải kể đến Nghị định 10 với những chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tạo điều kiện cho các đơn vị nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện đời sống cho cán bộ, viên chức trên cơ sở sử dụng kinh phí ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho ĐVSN có thu nhằm giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSN là một bước quan trọng nhằm đổi mới cơ chế quản lý, giao quyền tự chủ thực sự cho các ĐVSN trong việc tổ chức nhiệm vụ, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống nhất tài chính nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ĐVSN đảm bảo trang trải chi phí hoạt động, nâng cao thu nhập và hiệu quả công tác cho đội ngũ cán bộ, viên chức.

Về phạm vi, đối tượng áp dụng nghị định 10/2002/NĐ-CP chỉ áp dụng cho ĐVSN có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Về quyền hạn, trách nhiệm của ĐVSN có thu:

Quyền hạn:

- Được tự chủ tài chính, đối với phần kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp được để lại đơn vị sử dụng, đơn vị được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, đối với ĐVSN có thu đảm bảo một phần chi phí được ổn định kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo định kỳ 3 năm.

- Thủ trưởng đơn vị được quyết định định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định tuỳ theo nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động và các khoản thu sự nghiệp nếu chưa chi hết trong năm thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng. Riêng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp vẫn thực hiện theo dự án và kế hoạch hàng năm.

- Được vay vốn tín dụng để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ.

- Được chủ động sử dụng biên chế được giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị.

Trách nhiệm:

- Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao như các doanh nghiệp nhà nước, tiền khấu hao tài sản cố định và thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn ngân sách được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.

- Mức thu lệ phí, phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Riêng thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, Thủ trưởng đơn vị được quyền quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Về tiền lương và phân phối thu nhập:

- Đối với ĐVSN có thu tự đảm bảo chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá hai lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. - Đối với ĐVSN bảo đảm một phần chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá hai lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Khi Nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu hoặc thay đổi định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách chế độ mới.

- Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định, số chênh lệch giữa phần thu và phần chi tương ứng, đơn vị được lập các quỹ: Khen thưởng, Phúc lợi và Phát triển hoạt động sự nghiệp.

Tuy mới triển khai thực hiện Nghị định 10 được 3 năm nhưng đã có tác động tích cực, thể hiện ở các điểm sau:

Một là, các đơn vị đều tích cực khai thác, mở rộng nguồn thu. Tình hình tài chính

các ĐVSN có thu được cải thiện mà vẫn thực hiện đúng quy định chung về mức thu.

Hai là, thông tin về tài chính, nhân sự và tổ chức bộ máy của các đơn vị được cung cấp đầy đủ và minh bạch hơn.

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị được nâng cao, thúc đẩy các đơn

vị sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, yếu tố chất lượng trong việc tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo được quan tâm.

Bốn là, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động sự nghiệp công, nâng

cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cho xã hội.

Năm là, việc giao quyền tự chủ cho ĐVSN có thu theo Nghị định 10 là bước quan

trọng nhằm phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của cơ quan, làm thay đổi phương thức quản lý đối với ĐVSN có thu.

Tuy vậy, sau ba năm thực hiện Nghị định 10 đã bộc lộ những khó khăn bất cập cần khắc phục:

- Mới có quy định tự chủ về tài chính đối với ĐVSN có thu trong khi phần lớn ĐVSN không có nguồn thu chưa có cơ chế thực hiện quyền tự chủ.

- Cơ chế tự chủ này mới thu hút được các đơn vị có nguồn thu lớn, thực tế chỉ có những đơn vị có nguồn thu lớn mới tích cực thực hiện cơ chế này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mới quy định tự chủ về tài chính, còn tự chủ về nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy chưa được quy định nên chưa phát huy được quyền tự chủ thực sự của các đơn vị.

Nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định 10, ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP có bốn mục tiêu, là:

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐVSN trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với ĐVSN, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách xã hội; đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với ĐVSN với cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Việc thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43/CP dựa trên bốn nguyên tắc sau: Một là, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị.

Hai là, thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

Ba là, thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bốn là, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo

Điểm mới của Nghị định số 43 là quy định rõ, cụ thể tất cả các loại hình ĐVSN gồm: ĐVSN có thu tự đảm bảo chi phí, ĐVSN đảm bảo một phần chi phí và ĐVSN không có thu.

Việc thực hiện Nghị định 43 còn rất mới mẻ, đòi hỏi các ĐVSN phải năng động, sáng tạo, tự chủ, trong đó có nội dung phải đổi mới quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 25 - 29)