Mục đích của tăng cường quản lý tài chính là chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 58 - 61)

kiệm và nâng cao chất lượng đào tạo

Quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy có mục đích giống như ở các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung (dưới góc độ vi mô). Do đó, phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động tài chính ở các nhà trường, khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh là không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận mà phục vụ cho yêu cầu đào tạo với mục đích tạo ra các sản phẩm giáo dục có chất lượng và được xã hội chấp nhận. Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo.

Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy bao gồm hai loại đơn vị thành viên: đơn vị sự nghiệp có thu và các đơn vị sự nghiệp không có thu. Xét trên hoạt động quản lý tài chính thì mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm là mục tiêu chung, nhưng đối với hai hoạt

động sự nghiệp có thu và hoạt động sự nghiệp không có thu có những mục tiêu cụ thể khác nhau. Đối với hoạt động sự nghiệp không có thu thì mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài chính nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu. Còn đối với hoạt động sự nghiệp có thu thì mục tiêu hàng đầu là đảm bảo chênh lệch thu – chi được coi là cao nhất. Xét cụ thể đối với từng hoạt động sự nghiệp không có thu và hoạt động sự nghiệp có thu đều có chung một mục đích đó là hiệu quả, tiết kiệm và nâng cao chất lượng đào tạo.

Đối với hoạt động sự nghiệp không có thu: Tính hiệu quả đối với quản lý tài chính ở đây thể hiện trên hai mặt: hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài.

Hiệu quả bên trong, xét về mặt tài chính là xem xét chi phí tính trên đầu sinh viên, hay tính trên đầu các nghiên cứu, chi tiết hơn là xem xét trên đầu các đơn vị học trình. Hoạt động của một trường rất đa dạng và khó đo lường, nhưng hoạt động chính của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là đào tạo sinh viên và nghiên cứu khoa học, vì vậy chi phí tính trên đầu sinh viên hay tính theo đầu các nghiên cứu khoa học rõ ràng là phản ánh tính hiệu quả của hoạt động chính trong trường. Với chất lượng đầu ra là cố định thì hiệu quả bên trong trong là chi phí tính trên đầu sinh viên hoặc các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hiệu quả bên ngoài của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng cho công tác phòng cháy, chữa cháy phục vụ sự phát triển của đất nước. Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là trường độc nhất chuyên ngành trong toàn quốc do đó, hiệu quả bên ngoài có ý nghĩa to lớn. Hiệu quả bên ngoài đòi hỏi, với chi phí nhất định, phải đạt tới sự ăn khớp giữa nội dung đào tạo (cái học sinh được đào tạo) với cái xã hội cần. Như vậy, hoạt động của trường phải hướng tới nhu cầu xã hội, làm sao để tăng khả năng và hiệu quả đóng góp của Trường cho xã hội.

Để nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính, Trường cần soạn thảo và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật thuộc thẩm quyền của Trường. Cụ thể, đó là định mức chi giờ giảng, công tác phí, thực tế, định mức sử dụng điện thoại, điện, nước sinh hoạt, định mức văn phòng phẩm, định mức xăng dầu, phương tiện ô tô, định mức chi quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi chi cho lễ tết, thăm hỏi các đối tượng theo chính sách.

Đối với hoạt động sự nghiệp có thu, tính hiệu quả phải được đánh giá như một đơn vị sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả tài chính ở đây là chi phí theo đầu học sinh, theo đầu hạng mục công trình làm sao với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt yêu cầu dịch vụ mà thị trường cần. Chỉ trên hiệu quả tổng hợp ở đây là chênh lệch thu – chi để tạo nguồn phát triển sự nghiệp. Hiệu quả còn được tính trên khả năng cạnh tranh trên thị trường với các cơ sở hoạt động cùng ngành nghề. Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu chênh lệch thu - chi thì các hoạt động cung cấp dịch vụ này còn mang tính kết hợp nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tiễn, phục vụ lại chính mục đích nâng cao chất lượng đào tạo (khả năng thực tiễn của học viên). Nhưng xét cho cùng thì mục tiêu tổng hợp và cuối cùng của các hoạt động dịch vụ này chính là làm sao có chênh lệch thu - chi lớn nhất.

Để đạt hiệu quả trong quản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, Trường cần có quy chế quản lý chi tiêu nội bộ và cơ chế giám sát thực hiện những nội dung cụ thể sau:

- Hệ thống quy định về tổ chức bộ máy, quy chế tuyển dụng, hệ thống thang bảng lương cụ thể. Bởi vì, nếu không có quy định cụ thể thì sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động như một công ty tư nhân từ khâu tuyển dụng, chi lương…do một mình ban giám đốc quyết định, đơn vị có thu như một “ vương quốc” riêng, làm mất công bằng trong nhiều vấn đề, nhất là vấn đề thu nhập giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trường.

- Đối với từng đơn vị, cần xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật chi tiêu cụ thể, vì càng ở đơn vị có thu sự tự chủ trong quản lý tài chính đôi khi lại là cơ hội sử dụng tài chính thiếu kế hoạch, không thống nhất.

- Quy chế phối hợp và mức chi cho việc sử dụng cán bộ, giáo viên trong thực hiện các hợp đồng thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Hiện nay, tình trạng không thống nhất, không cụ thể trong thực hiện các hợp đồng này đã, đang xảy ra dẫn đến tình trạng không thu hút được cán bộ, giáo viên tham gia trực tiếp vào các hợp đồng kinh tế này. Để đạt được tính hiệu quả, tiết kiệm thì các chi phí phải được tính toán theo hướng tinh giảm các khoản chi không cần thiết nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Nhà trường cần xác định được cơ cấu chi một cách hợp lý. Cơ cấu chi hợp

lý ở đây là phần chi trực tiếp cho công tác giảng dạy, học tập sẽ chiếm tỷ trọng lớn, được thực hiện theo một kế hoạch vạch sẵn nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay potx (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)