Bộ Công an là đơn vị quản lý và cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho các trường thuộc Bộ Công an. Theo thống kê tại bảng 2.1 cho thấy, nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong ba năm ( 2003 - 2005) như sau:
Bảng 2.1: Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học Phòng cháy,
Chữa cháy 3 năm 2003-2005
Ban giám hiệu
Phó hiệu trưởng Phụ trách hậu cần
Phòng hậu cần Trung tâm ứng dụng
KHKT PCCC
Tổ kế toán Tổ kế toán
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Nội dung
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng các nguồn NSNN 24.327 100,00 20.780 100,00 21.619 100,00 1 NSNN cấp cho chi lương, chi hành chính. 11.696 48,07 11.505 55,40 15.378 71,1 0
2 NSNN cấp cho đào tạo 2.272 9,33 2.471 11,90 2.009 9,30
3 NSNN cấp cho mua
sắm thiết bị dạy học
859 3,53 654 3,15 940 4,35
4 NSNN cấp cho XDCB 9.500 39,05 6.150 29,50 3.292 15,2
0
Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2003, 2004, 2005 của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy
Nguồn thu chủ yếu của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là do nguồn NSNN cấp, nguồn này bao gồm chi thường xuyên, chi không thường xuyên như: XDCB, chi cho mua sắm trang thiết bị dạy học.
Qua nghiên cứu thực tế tại Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy và một số trường trong Bộ Công an cho thấy việc phân bổ NSNN cho các trường còn chưa thống nhất, bất hợp lý, cụ thế:
Thứ nhất, việc phân bổ NSNN cho các trường công an hiện nay chủ yếu dựa trên
phân bổ theo đầu học sinh. Như vậy trường nào có chỉ tiêu đào tạo hàng năm lớn hơn thì được phân bổ kinh phí lớn hơn, trường nào có chỉ tiêu ít thì được phân bổ ít hơn, ngoài khoản chi lương, học bổng, các khoản chi hành chính khác cũng phân chia theo tỷ lệ trên. Cách phân chia như trên có ưu điểm là tạo sự công bằng tương đối để các trường có thể hoàn thành được những nhiệm vụ hàng năm do Bộ Công an giao. Tuy vậy, việc phân chia
theo định mức có hạn chế là: trong khi chi phí đơn vị đối với mỗi trường không bằng nhau thì việc phân bổ theo chỉ tiêu học sinh hàng năm là không công bằng. Lấy vị dụ, chi phí đơn vị đối với các trường chuyên ngành kỹ thuật thường cao hơn nhiều so với trường chuyên ngành xã hội. Trong thực tế, do tính chất đào tạo của một số trường mang tính đặc thù riêng, nhất là trường khoa học kỹ thuật cần nhiều trang thiết bị chuyên môn nhiều hơn, vật tư tiêu tốn trong thực hành, thí nghiệm nhiều hơn, số lượng học sinh trong một đơn vị lớp không thể nhiều như các trường chuyên ngành xã hội… Do vậy, đối với các trường khoa học kỹ thuật như Đại học Phòng cháy, Chữa cháy cần có định mức phân bổ kinh phí cao hơn các trường chuyên ngành xã hội. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, với cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện nay chỉ tính riêng các phòng thí nghiệm, thực nghiệm đã có 10 phòng, ngoài ra còn có các phòng học chuyên ngành và khu tập luyện, với 200 tiết học thực hành trên một khoá học cần phải tiêu tốn nhiên liệu, vật tư, hoá chất, phương tiện…Mặt khác do nhiều giờ thực hành, thực nghiệm, tập luyện nên không thể ghép lớp với quy mô lớn được như khi giảng lý thuyết. Do vậy với cách thức phân bổ kinh phí theo định mức chung thì việc đảm bảo chi của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy khó khăn hơn so với các trường khác trong Bộ Công an.
Thứ hai, NSNN cấp cho mua sắm các trang thiết bị phục vụ dạy học hàng năm do
Vụ Đào tạo của Bộ Công an phân bổ duyệt cấp cũng theo nguyên tắc bình quân, tính theo quân số các trường. Do đó, với lượng kinh phí cấp bình quân như vậy, đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, rất khó triển khai mua sắm. Bởi vì, kinh phí này rất thấp, bình quân hàng năm chưa được một tỷ đồng, trong khi giá trị thiết bị thí nghiệm phục vụ đào tạo rất cao, chỉ cần một phòng học tin học, phòng học ngoại ngữ, hoặc một vài thiết bị thí nghiệm về phòng cháy, chữa cháy, phải tập trung kinh phí của nhiều năm mới mua được. Đó là còn chưa kể đến việc mua sắm phương tiện chuyên dùng : một xe ô tô chuyên dùng của Nhật bản loại rẻ nhất cũng trên hai tỷ đồng. Trong khi đó, các trường đào tạo chuyên ngành xã hội có nhu cầu thiết bị phục vụ đào tạo ít hơn, vật tư tiêu tốn trong quá trình đào tạo ít hơn, giá trị thiết bị dạy học không cao, nhưng do số lượng học sinh lớn cho nên các trường đó không gặp khó khăn nhiều.
Thứ ba, nguồn NSNN cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản còn quá ít và phân bổ cũng theo tính bình quân. Hàng năm, mỗi đơn vị được phê duyệt đầu tư một đến hai dự án. Do vậy, phải hàng chục năm mới có điều kiện hoàn chỉnh về cơ sở vật chất. Trong khi đó, định mức đầu tư cho thực hiện xây dựng cơ bản của Bộ Công an lại thấp so với mặt bằng xây dựng cơ bản chung. Vì vậy, các công trình được duyệt thường kinh phí rất hạn hẹp, khó điều chỉnh trong quá trình thi công, phần nào ảnh hưởng tới công năng và chất lượng sử dụng công trình. Mặt khác, đầu tư thiết bị kỹ thuật theo dự án có quy trình xét duyệt kéo dài, trong khi đó trang thiết bị thí nghiệm phòng cháy, chữa cháy hầu như chỉ có nguồn nhập ngoại, sản xuất đơn chiếc, do vậy đến khi dự án được duyệt thì trang thiết bị đó đã thay đổi về công nghệ, rất khó thực hiện nội dung mua sắm trang thiết bị của dự án.
Thứ tư, nguồn NSNN cấp cho sửa chữa lớn hầu như không có vì ngoài kinh phí
cho xây dựng cơ bản thì kinh phí cho sửa chữa rất nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng. Trong thực tế, các công trình cơ sở hạ tầng chỉ năm đến mười năm là phải sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Đặc biệt đối với các trường, các công trình nhà ở, nhà học tập của học sinh do công suất sử dụng cao, lưu lượng đào tạo lớn, khả năng xuống cấp nhanh hơn các công trình dân dụng khác.
Thứ năm, trong thực tế nhu cầu sử dụng kinh phí theo định mức tăng lên hàng năm, nhưng tổng kinh phí hàng năm tăng không đáng kể, do vậy trong việc cân đối sử dụng kinh phí gặp nhiều khó khăn. Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, giá mua các trang thiết bị tiêu hao trong quá trình thực hành thực nghiệm tăng, tiền lương, tiền nuôi quân tăng, lượng học sinh theo chiều hướng tăng, nhưng tổng kinh phí được cấp tăng không đáng kể, do đó các khoản chi cần thiết khác ngày càng giảm như: công tác phí giảm làm ảnh hưởng đến thực tế của giáo viên, học viên, kinh phí điện nước giảm: trong khi nhu cầu sử dụng, tiêu chuẩn định mức sử dụng tăng trong thực tế điều kiện sinh hoạt của giáo viên, học viên càng khó khăn hơn.
Thứ sáu, nguồn NSNN đầu tư cho xây dựng cơ bản, dự án mua sắm trang thiết
bị thí nghiệm của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy ba năm gần đây có tăng, nhưng sau khi đầu tư ban đầu thì muốn sử dụng phải có vật tư, nhiên liệu…để thực hành, thực nghiệm… trong khi thực tế kinh phí thường xuyên trong ba năm qua hầu
như không được điều chỉnh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các trang thiết bị đã được đầu tư. Như vậy có sự mất cân đối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên, làm
giảm hiệu quả
đầu tư.