Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Trang 105 - 111)

- Bước 5: Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

VÀ CÁC DỰ ÁN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2.1 Định hướng chung

2.3. Một số kiến nghị

Để việc thẩm định dự án tại ngân hàng đạt chất lượng tốt ngoài nỗ lực của bản thân ngân hàng thì cũng cần có sự giúp đỡ của ngân hàng Nhà nước, các cơ quan hánh chính khác của Nhà nước.

2.3.1.Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, vì vậy việc tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các NHTM phát triển cũng là nội dung mà NHNN cần quan tâm. Để hỗ trợ các NHTM tronng việc thẩm định dự án vay vốn, ngân hàng Nhà nước cần:

- Cụ thể hoá luật ngân hàng để cán bộ thẩm định có thể vận dụng hiệu quả và chính xác hơn, tránh việc không hiểu chính xác, áp dụng sai dẫn đến những rủi ro hoặc khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp xảy ra làm giảm hiệu quả hoạt động.

- Tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tê, đảm bảo an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống NHTM

- Tăng cưòng hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định. Nhờ đó, các cán bộ thẩm định có thể học tập kinh nghiệm, trao đổi và cùng tìm cách giải quyết vấn đề nan giải… Tổ chức các lớp học với các chuyên gia đến từ các Ngân hàng nước ngoài thành công trong lĩnh vực tài trợ dự án hoặc các chuyên gia của World Bank để nâng cao nghiệp vụ. Hàng năm tổ chức những hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong hoạt động thẩm định.

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống cung cấp thông tin của NHNN NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng. Những thông tin của chúng ta nay hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của các NHTM trong bối cảnh quy mô, tính phức tạp, độ rủi ro của các hoạt động đầu tư ngày càng tăng. Vì vậy, NHNN rất cần mở rộng nội dung và nâng cao chất lượng thông tin của trung tâm.

hình thức trao đổi thông tin, tức là ngân hàng thàn viên nào muốn được khai thác thông tin thì phải thường xuyên cung cấp thông tin về tín dụng, thị trường và doanh nghiệp một cách đảm bảo và chính xác mà các NHTM có thể chủ động tự liên hệ.

- NHNN cần có bộ phận chuyên trách trong thu thập và xử lý thông tin. Cán bộ làm việc ở bộ phân này cần được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Cũng cần có các tranh thiết bị máy móc hiện đại để hỗ trợ cho các cán bọ làm công việc này. Có như vậy, mới đảm bảo thu thập và xử lý nhanh thông tin.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để kịp thời phát hiện sai phạm và điều chỉnh kịp thời để tránh rủi ro và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.

- Có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro, cần đưa ra mức rủi ro của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho Ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

- Tư vấn cho các NHTM những thông tin về phưong hướng, nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế địa bàn hoạt động, quy hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn để giúp ngân hàng đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện để NHTM có thể tiếp cận với các chính sách, văn bản, nghị quyết của Đảng và Chính phủ nhanh chóng và chính xác.

2.3.2.Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước

Với vai trò là người quản lý và điều tiết vĩ mô đất nước, các cơ quan Nhà nước cũng rất cần quan tâm đến hoạt động thẩm định dự án của các NHTM. cụ thể:

- Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ theo từng thời kỳ, để tạo điều kiện cho các

NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo đựoc nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp, vừa phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM. Đây cũng là căn cứ để cán bộ Thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung của dự án.

- Bộ kế hoạch đầu tư cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn trong lập và quản lý dự án đầu tư, giúp chủ đầu tư dễ dàng hơn trong việc lập và tiến hành hoạt động đầu tư.

- Bộ tài chính cần có các chế tài khống chế việc thực hiện các chế độ kiểm toán công khai tình hình tài chính doanh nghiệp để đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tái chính gửi đến ngân hàng vay vốn.

- Các bộ ngành cần phối hợp để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu của ngành mình bao gồm các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của riêng ngành mình. Đây sẽ là cơ sở cho cán bộ thẩm định so sánh trong quá trình thẩm định, Các thông tin này phải được công bố công khai và thường xuyên được cập nhật theo những thay đổi của ngành. Đặc biệt các chỉ tiêu khấu hao, mức tiêu hao nguyên vật liệu, đơn giá xây dựng… cần được xây dựng thật đầy đủ và chi tiết.

- Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, tạo môi trưòng tốt cho các NHTM hoạt động.

Như vậy có thể thấy thẩm định dự án đầu tư là quá trình phức tạp và việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng không phải dễ dàng. Chất lượng thẩm định dự án ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Hiệu quả của dự án không chỉ là mối quan tâm của nhiều bộ ngành liên quan. Do vậy, nâng cao chất lượng thẩm định dự án không chỉ là công việc của riêng ngân hàng hay một cơ quan riêng biệt nào mà cần có sự góp sức của tất cả các bên. Việc nâng cao chất lượng thẩm định phải đượcc tiến hành đồng bộ và theo định hướng đúng đã

KẾT LUẬN

Trong hoạt động và phát triển của Ngân hàng thương mại, việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án là yêu cầu cấp bách của tất cả các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu này chỉ góp phần nhỏ bé với mong muốn đóng góp vốn kiến thức ít ỏi của mình với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại ngân hàng TMCP Kỹ - Thương Việt Nam. Trong khóa luận này, em tập trung hoàn thành những nội dung chính sau:

- Trên cơ sở những lý luận đã được học ở trường và thực tiễn thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ - Thương Việt Nam em đã nghiên cứu về công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản, quy trình, nội dung, phương pháp, trình tự thẩm định dự án. Và có áp dụng phân tích đánh giá với dự án “Đầu tư

Xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại Pacific Place của công ty TNHH Trung tâm thương mại Ever – Fortune”, từ đó rút ra những điểm tích cực và

những điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng. - Thông qua những nghiên cứu, đánh giá trên em cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị liên quan đến các cấp, các ngành, nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư kinh doanh BĐS tại Ngân hàng TMCP Kỹ - Thương Việt Nam.

Đây là một đề tài không mới những cũng không đơn giản, hy vọng rằng những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong khóa luận tốt nghiệp này là một cơ sở tốt để em có thể phát triển thành luận văn tốt nghiệp và cũng là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp để hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại Ngân hàng TMCP Kỹ - Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w