Sự cần thiết đầu tư dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Trang 35 - 36)

- Bước 5: Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

b)Sự cần thiết đầu tư dự án

• Sự cần thiết và hiệu quả của việc đầu tư :

- Trước tiên cán bộ tín dụng cần phải thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: + Hồ sơ vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay tại Techcombank. Đơn vị kiểm tra kinh nghiệm của Chủ đầu tư thông qua việc đề nghị Chủ

đầu tư xuất trình các hợp đồng lao động, chứng chỉ nghề nghiệp, hồ sơ dự án đã tham gia/quản lý…( đối với thành viên Ban Giám Đốc) hoặc các hồ sơ dự án BĐS mà Chủ đầu tư đã và đang thực hiện

+ Quy mô đầu tư, công suất thiết kế, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ.

+ Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động). Nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu (vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay…)

+ Mục tiêu của dự án có thực sự cần thiết hay không? Có phù hợp với chủ trương của Nhà nước hay không?...

Việc thẩm định tổng quát các yếu tố kinh tế - xã hội của dự án giúp loại bỏ ngay những dự án quá bất hợp lý để không phải mất công đánh giá sâu sát hơn nữa.

• Khả năng thực hiện dự án :

Khi vay khách hàng cần phải chứng minh được khả năng thực hiện thi công công trình của mình như khả năng xây dựng, mua sắm, và lắp đặt máy móc thiết bị, phương thức tiêu thụ, thu hồi vốn.

Nếu dự án đáp ứng được những yếu tố cơ bản của đánh giá sơ bộ, sẽ được tiếp tục phân tích kỹ các yếu tố khác.

1.3.3.4.Thẩm định chi tiết dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh Bất động sản tại Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Trang 35 - 36)