Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2008

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67 - 68)

2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sau khi Việt

2.2. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2008

Trong năm 2007, kinh tế thế giới mặc dù vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên mức độ không đều ở các nước và khu vực. Trong khi Châu Á – Thái Bình Dương, đứng đầu là Trung Quốc vẫn là khu vực phát triển năng động nhất, thì nền kinh tế Mỹ bắt đầu sa sút, có nguy cơ đi vào giai đoạn suy thoái và tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn như EU, Nhật bản đều có mức tăng trưởng thấp hơn năm trước. Đặc biệt thị trường thế giới đã xuất hiện những biến động khó lường. Giá cả nhiều lọai vật tư, nguyên liệu như sắt thép phân bón, chất dẻo, giấy, bông, sợi dệt, và đặc biệt là xăng dầu liên tục thay đổi ở mức cao. Các yếu tố tài chính, tiền tệ, trong đó đặc biệt phải kể tới sự mất giá của đồng đô la Mỹ, cùng với thiên tai, dịch bệnh và khủng hoảng khu vực tiếp tục gây sức ép đáng kể đối với sự phát triển kinh tế và thương mại toàn cầu.

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy biến động và khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Những bất ổn trên thị trường bất động sản và tài chính Mỹ đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng tác động vào các ngành sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ. Vào quý IV năm 2008, giá của hàng loạt mặt hàng giảm một cách đột ngột. Giá thép, nguyên liệu, lượng thực thực phẩm, dịch vụ vận tải biển… giảm hơn 50%, điều đó càng chứng tỏ thương thương mại thế giới bị đình trệ trầm trọng.

Những số liệu thống kê về kinh tế Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều rất bi quan. Hầu hết kinh tế của các phát triển đều rơi vào tính trạng suy thoái. Doanh số bán hàng, sức cầu và chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh. Những dự

báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế vào năm 2009 cũng khá bi quan, trong đó kinh tế các nước phát triển đều giảm 0,5 đến 2%, còn các nước đang phát triển thì chậm lại 1-3% so với năm 2007. Có thể nhận định rằng thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong năm 2009 và trong những năm tiếp theo. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn diện, sâu sắc với nền kinh tế thế giới, vì vậy các biến động của nền kinh tế thế giới ít nhiều sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam. Đơn cử một ví dụ, sự đi xuống của nền kinh tế Hoa Kỳ - vị khách hàng lớn nhất thế giới và Trung Quốc - nhà sản xuất lớn của thế giới sẽ có thể ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Việt Nam. Việc cắt giảm nguồn chi tiêu của khách hàng ở Hoa Kỳ (chiếm 2/3 tổng mức cầu Hoa Kỳ) sẽ làm giảm đáng kể nguồn nhập khẩu của hàng Trung Quốc, vốn đang tràn ngập trên khắp các kệ hàng bán lẻ của Hoa Kỳ. Khi đó, những sản phẩm này sẽ rẻ hơn và cạnh tranh với hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Với tỉ trọng xuất khẩu chiếm tới 55% GDP, việc suy giảm nhu cầu tiêu dùng trên thế giới, nhất là tại các thị trường chính của hàng Việt Nam, chắc chắn sẽ có những tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khăn lớn cho hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w