1. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau Hiệp
1.2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-
Giai đoạn 2001-2006 là giai đoạn 6 năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010. Có thể nói, đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên quy mô toàn thế giới và để đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17,4%/năm (tức là cao hơn so với mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế thế xã hội 5 năm 2001-2005 là 1,3%) thì Chính phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp đã thể hiện được những nỗ lực và quyết tâm rất lớn.
Trong hai năm đầu của giai đoạn 2001-2006, thị trường thế giới đã có nhiều diễn biến không thuận. Kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng tới sức mua đối với một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sự kiện 11/09 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có của nền kinh tế - thương mại thế giới, tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Thêm vào đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã khiến cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường
thế giới trở nên ngày càng khốc liệt, đặc biệt đối với những nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Trung Quốc. Kết quả là, mặc dù chúng ta đã áp dụng khá nhiều giải pháp khuyến khích xuất khẩu nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 15 tỷ USD vào năm 2001 (tăng 4% so với năm 2000) và 16,7 tỷ USD vào năm 2002 (tăng 11% so với năm 2001).
Bước sang năm 2003, tình hình kinh tế thế giới cũng không sáng sủa hơn do tác động của cuộc chiến tại Irắc và đại dịch SARS. Trước bối cảnh đó, nhờ tranh thủ tình hình dầu thô lên giá cộng với việc tích cực đẩy mạnh thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức 20,17 tỷ (tăng 20,7 % so với năm 2002).
Trong hai năm 2004 - 2005, nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, dù vẫn mang trong mình nhiều yếu tố bất ổn. Nhờ tích cực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với sự tăng trưởng đáng kể nguồn cung hàng xuất khẩu thông qua khắc phục thành công những khó khăn trong nước như sự tăng giá nguyên liệu đầu vào, hiện tượng thiếu điện trong sản xuất do hạn hán, nạn dịch cúm gia cầm tái phát...kim ngạch xuất khẩu đạt 26,5 tỷ USD trong năm 2004 (tăng 31,4% so với năm 2003) và lên tới 32,4 tỷ USD trong năm 2005.
Năm 2006, kinh tế thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận như giá dầu mỏ tăng cao trong những tháng đầu năm (có thời điểm lên tới 150 USD/thùng); những thay đổi lớn trong chính sách vĩ mô toàn cầu mà tác nhân chính là việc lãi suất cơ bản của USD tăng nhiều lần trong năm (mức lãi suất cuối cùng được FED quyết định giữ nguyên là 5,25%); Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng cao cũng chứa đựng nhiều rủi ro đối với kinh tế thế giới 2006. Sự quay trở lại của ”Chủ nghĩa bảo hộ” dưới nhiều hình thức đã tác động và góp phần làm méo mó thương mại toàn cầu; Tình trạng mất cân đối
cũng đã tạo ra nguy cơ tiềm tàng đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu trên thế giới và nguy cơ tổn thương với những nền kinh tế nhỏ.Vượt qua những yếu tố không thuận nêu trên, kinh tế thế giới tiếp tục đạt mức tăng trưởng tích cực. Theo IMF, năm 2006, kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% so với 2005 (WB dự báo là 3,9%); Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tăng trưởng ổn định; Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao; Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đã phần nào thành công trong việc kìm hãm lạm phát, giá dầu có lúc "nóng" tới 78,4 USD/thùng nhưng đã được "hạ nhiệt" xuống mức 60 USD/thùng. Với những thành công này, thương mại toàn cầu tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, là 9,7% so với 2005.
Bên cạnh những thuận lợi khi bước vào năm 2006 như uy tín Việt Nam trên trường quốc tế ngày một tăng cao, nhiều sự kiện quốc tế lớn được tổ chức trong năm, kỳ vọng gia nhập WTO... đã tạo ra yếu tố tâm lý tích cực đối với các yếu tố nâng đỡ tăng trưởng kinh tế và mở rộng thương mại quốc tế, kinh tế - thương mại đã gặp không ít khó khăn như: chịu tác động mạnh do thiên tai gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước; giá hàng hoá thế giới, giá xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư hàng hóa luôn ở mức cao; lãi suất, tiền lương được điều chỉnh tăng đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng trong nước cũng tạo ra không ít thách thức đối với nền kinh tế trong suốt năm 2006.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Nhà nước, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành công trong năm 2006: tổng sản phẩm trong nước 2006 (GDP) tăng gần 8,2% so với năm 2005 (8,17%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97%
năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. Trong đó, thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài và sự phát triển mạnh của thương mại được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là những nhân tố quan trọng góp phần đạt được những thành công của nền kinh tế năm 2006.
Như vậy, trong bối cảnh còn bị tác động bởi nhiều yếu tố không thật