Hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội thách thức cho việc phát triển thị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 90 - 95)

trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

1.1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

Sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam xuất phát từ nhân tố chủ quan và khách quan.

Về nhân tố chủ quan: nền kinh tế của nước ta đang phát triển một cách nhanh chóng nhờ vào công cuộc đổi mới đúng hướng. Trạng thái của nền kinh tế nước ta đã có một sự thay đổi cơ bản. Sau gần hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất đã đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Về nhiều mặt hàng, tỷ suất hàng hoá khá cao. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải tiêu thụ được mới tái sản xuất mở rộng được. Muốn tiêu thụ được phải có thị trường. Chúng ta có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với sức mua của 80 triệu dân. Tuy nhiên, do thu nhập của các tầng lớp dân cư còn chưa cao nên sức mua còn chưa lớn, chưa đáp ứng được đầu ra của sản xuất. Do vậy, tất yếu phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, có đẩy mạnh xuất khẩu, mới có ngoại tệ để nhập máy móc, nguyên vật liệu... cần thiết cho nền kinh tế đất nước.

Về yếu tố khách quan: mặc dù khả năng tích luỹ của nền kinh tế nước ta đã được nâng cao, trình độ khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế có bước

phát triển, song, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tranh thủ mạnh vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý từ nước ngoài.

Những nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan đòi hỏi chúng ta không thể đứng ngoài xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mau lẹ và đầy sôi động hiện nay. Nước ta cần tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

1.2.1. Tiến trình tự do hóa đơn phương.

Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những biện pháp cải cách quan trọng về giá - lương - tiền, xác lập chế độ một giá, giảm thiểu và xóa bỏ dần các chế độ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh doanh nghiệp, thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp, cải cách kinh tế nhà nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân…từng bước mở cửa thị trường và tạo điều kiện quan trọng để nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế từng bước từ song phương, tiểu khu vực, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu

1.2.2. Tham gia vào các thể chế liên kết.

Trước hết, Việt Nam tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1996. Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia vào các cơ chế liên kết khác trong ASEAN như lĩnh vực công nghiệp (chương trình AICO), dịch vụ (Hiệp định AFAS), đầu tư ( AIA), sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin (Hiệp định E - ASEAN)…

Tháng 5/1994, Việt Nam tham gia chính thức Hội đồng hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương ( PECC) và Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia (gọi tắt VNCPEC) do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam làm Chủ tịch. Tháng 3/1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn Á - Âu ( ASEM) với tư cách là một trong những thành viên sáng lập. Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC0. Đây là một cơ chế tự nguyện, chiếm hơn 80% kim ngạch buôn bán, 2/3 đầu tư và hơn 50% ODA của Việt Nam.

Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO tháng 1/1995 và đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào 11/1/2007.

Từ đầu năm 2002, Việt Nam cùng các nước ASEAN đàm phán với Trung Quốc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Đầu tháng 11/2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký hiệp định khung về hợp tác kinh tế, hai bên thống nhất các nguyên tắc cơ bản của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành vào năm 2010. Bắt đầu từ năm 2003, hai bên tiến hành đàm phán để cụ thể hóa các nguyên tắc thành quy định cụ thể đặc biệt là cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Tháng 9/2002 tại Bru - nây, ASEAN, Úc và Niu - zi- lân đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác gần gũi giữa hai bên. Tháng 10/ 2004, tại Viên- Chăn, ASEAN, Úc và Niu - di - lân đã ra tuyên bố chung ASEAN - CER chuẩn bị đàm phán Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - ÚC - Niu - di - lân (AFTA - CER FTA) trong thời gian hai năm kể từ năm 2005 và hoàn thành FTA trong 10 năm đối với ASEAN - 6, Úc, Niu - di - lân và 15 năm đối với tất cả các nước thành viên.

Tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí thiết lập đối tác kinh tế toàn diện ( AJCEP) trong đó có Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Nhật Bản. Các bên nhất trí đàm phán chính thức với ASEAN từ tháng 4/2005. Thời gian đàm phán kéo dài 2 năm và hoàn thành CEP là 2012 đối với Nhật Bản và ASEAN - 6, 2017 đối với tất cả các thành viên.

Tháng 11/2003, ASEAN và Ấn Độ đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ (AICEP) nhất trí thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa hai bên vào 2012/2016/2017. Các cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào năm 2005/

Liên kết kinh tế ASEAN - Hoa Kỳ được bắt đầu bằng việc Tổng thống Mỹ đưa ra sáng kiến “ Sáng kiến vì sự năng động của ASEAN” tại hội nghị cấp cao APEC ở Mêhicô tháng 10/2002. Các bên nhất trí đàm phán hiệp định thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư ASEAN - Hoa Kỳ (TIFA) và các Hiệp định tự do song phương (BFTA) giữa Hoa Kỳ với từng nước ASEAN.

Liên kết kinh tế giữa ASEAN với các nước Đông Bắc Á( gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) đang được xúc tiến với một chương trình trên 30 biện pháp ngắn hạn và trung hạn để thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Đông Á gồm các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á do Nhóm Nghiên cứu tầm nhìn Đông Á đề xuất.

1.2.3. Tham gia vào các liên kết kinh tế song phương

Năm 2000, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 12/2001. Việt Nam đã và đang tiến hành liên kết kinh tế với 4 quốc gia là Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Đây được coi là những bước đi đầu tiên để Việt Nam mở rộng liên kết kinh tế song phương với nhiều quốc gia khác trong thời gian tới.

1.2.4. Tham gia liên kết kinh tế và khu vực

Đồng thời với việc tham gia vào các liên kết song phương và đa phương, Việt Nam cũng đã tham gia vào các liên kết khu vực như Hợp tác Tiểu vùng sông Mê-kông (GMS), Hành lang Đông - Tây (WEC)k, Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia và tháng 5/2004, Việt Nam đã tham gia Tổ chức chiến lược kinh tế (ACMEC) gồm năm nước là Thái Lan, Lào, Campuchia, Mianma và Việt Nam.

Các quá trình tham gia của Việt Nam vào các liên kết trên đây thể hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ góc độ chính phủ. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện ở việc gia tăng các hoạt động thương mại, đầu tư và dịch vụ trong nước ra nước ngoài và từ nước ngoài vào trong nước như các hoạt động xuất nhập khẩu, gia công quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các hoạt động dịch vụ quốc tế như giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, thanh toán tín dụng…Chính sự gia tăng của các giao dịch kinh tế và kinh doanh này làm cho độ mở nền kinh tế Việt Nam tăng lên. Điều đó thể hiện mức độ hội nhập ngày càng sâu của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới được khởi đầu bằng việc phê chuẩn các cam kết kinh tế quốc tế.

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa hóa

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng dẫn đến nhiều thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các cơ hội chủ yếu từ quá trình này là việc tiếp cận thị trường rộng lớn trên phạm vi khu vực và toàn cầu, tiếp cận với nguồn vốn đầu tư lớn, công nghiệp hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến, tạo ra được lợi thế theo quy mô, người tiêu dùng hưởng lợi lớn từ các hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn và giá cả rẻ hơn…Các

thách thức gắn với quá trình này là khả năng cạnh tranh quốc tế khá hạn chế của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp Việt Nam và khả năng cạnh tranh thấp của quốc gia, nguy cơ bị phá sản của doanh nghiệp và mất thị trường trong nước trước các đối thủ nước ngoài, giảm việc làm, suy thoái tài nguyên và môi trường, tác động xấu về văn hóa, an ninh… Rõ ràng các tác động ngược chiều này luôn tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề là cần triệt để khai thác cơ hội và giảm thiểu các thách thức để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w