Thị trường Châu Mỹ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 127)

3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

3.2.3.Thị trường Châu Mỹ

Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với quan hệ chính trị và ngoại giao giữa nước ta và các nước nói chung và khu vực Châu Mỹ nói riêng không ngừng được cải thiện và đang phát triển tốt trên tất cả các lĩnh vực, các doanh nghiệp khu vực ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam; do vậy, hoạt động xúc tiến thương mại cần phải đi vào chiều sâu hơn là chiều rộng. Ngoài việc quảng bá xây dựng hình ảnh Việt Nam là thị trường đang nổi và cung cấp thông tin chung giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài hiểu môi trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại của ta ở trong và ngoài nước cần phải đi sâu hướng dẫn và giúp đỡ cụ thể có chọn lọc các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng trong khu vực tiếp cận và giao dịch thành công với các đối tác Việt Nam.

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nước ngoài nói chung và các nước Châu Mỹ cũng cần phải lựa chọn đúng thị trường, đúng mặt hàng, đúng doanh nghiệp và đúng đối tác thay vì cho hỗ trợ tràn lan mang tính phong trào hoặc chia phần. Chẳng hạn, nếu ta lựa chọn một số doanh nghiệp sản xuất giầy dép có qui mô tương đối lớn, có khả năng tự cung ứng nguyên phụ liệu, có khả năng thiết kế mẫu mã hoặc triển khai sản xuất

theo mẫu mã của người mua đi Hoa Kỳ tiếp cận các công ty kinh doanh giầy dép có khả năng thiết mẫu mã để thiết lập quan hệ đối tác sản xuất chiến lược thì sẽ có hiệu quả hơn là tổ chức cho các doanh nghiệp gia công đơn thuần phụ thuộc vào nguyên phụ liệu do người đặt gia công cung cấp đi gặp các nhà phân phối giầy dép chuyên mua hàng theo đề tài mẫu mã của nhà sản xuất. Việc tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đa ngành đi mỗi nơi vài ba ngày lại càng không có hiệu quả, nếu không muốn nói là lãng phí.

Các doanh nghiêp xuất khẩu lớn của Việt Nam cần có chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài dài hạn. Một trong những chiến lược đó là tham gia là hội viên của các hiệp hội ngành hàng tại các thị trường lớn và tham dự thường xuyên các hoạt động do các hiệp hội ngành hàng tổ chức. Chẳng hạn, các hội nghị thường niên do các hiệp hội ngành hàng ở Hoa Kỳ tổ chức thường qui tụ rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng trên khắp thế giới tham gia. Tham dự những hội thường niên như vậy doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin chuyên ngành và nắm bắt được xu hướng thị trường và quan trọng nhất là tiếp cận và thiết lập được quan hệ với các doanh nghiệp đối tác.

Vai trò của các hiệp hội ngành hàng cần phải được tăng cường để vừa đại diện cho các lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong ngành vừa là đầu mối cung cấp thông tin và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trong ngành. Hiệp hội ngành hàng sẽ là một trong những đầu môi quan trọng để các thương vụ ở nước ngoài liên hệ giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Việt nam và ngược lại.

Mối quan hệ trong ngoài giữa các thương vụ của ta ở nước ngoài và các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp ở trong nước cần phải được tăng cường để các thương vụ thực sự trở thành tai mắt của trong nước và

trong nước thực sự là hậu phương của các thương vụ. Các tổ chức xúc tiến thương mại ở trong nước, trước hết là Cục XTTM thuộc Bộ Công Thương cần có bộ phận chuyên chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, và đáp ứng các yêu cầu về XTTM của các thương vụ. Bộ Công thương cần phải cụ thể hóa nhiệm vụ và hoạt động của các thương vụ ở nước ngoài, nhất là phạm vi trách nhiệm phục vụ công đồng doanh nghiệp, chẳng hạn như phân loại những thông tin mà các thương vụ có trách nhiệm phải cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp và các thông tin mà thương vụ chỉ tiến hành trên cơ sở thỏa thuận với donh nghiệp và các doanh nghiệp phải trả chi phí.

Hệ thống thương vụ ở nước ngoài cần phải được tăng cường về chất và mở rộng thêm ở một số địa bàn. Ở những nước mà thủ đô không phải là trung tâm kinh tế và thương mại thì cần phải xem xét khả năng di chuyển trụ sở của thương vụ từ thủ đô hành chính đến các trung tâm kinh tế và thương mại để có thể tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp sở tại. Đặc biệt, trong bối cảnh các đại sứ quán của ta ở nước ngoài hiện nay cũng hoạt động nhiều trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, việc tập trung hết nguồn lực hạn chế vào một chỗ nhất là chỗ đó không phải là trung tâm kinh tế và thương mại thì hoàn toàn không nên. Nhiều nước duy trì hệ thống XTTM ở nước ngoài không phải là cơ quan ngoại giao và hoàn toàn độc lập với đại sứ quán nên không phụ thuộc vào biên chế đối đẳng ngoại giao.

Một số biện pháp cần lưu ý với một số thị trường

Hoa Kỳ. Đối với dệt may, quan trọng nhất là điều hành xuẩt khẩu dệt may và xử lý kịp thời với Hoa Kỳ các vấn đề phát sinh từ Chương trình giám sát của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của ta, tuyệt đối không để xẩy ra Bộ Thương mại Hoa Kỳ tự khởi điều tra bán phá giá. Biện pháp quan trọng nhất là có cơ chế nắm bắt kịp thời tình hình xuất khẩu, nhất là diễn biến giá xuất

khẩu, đồng thời có chế tài để hạn chế các đơn hàng giá rẻ. Các doanh nghiệp dệt may của ta cũng nên chủ động khai thác các đơn hàng cao cấp giá cao để vừa tránh giảm giá xuất khẩu dẫn đến bị điều tra bán phá giá vừa tận dụng lợi thế cạnh tranh của ta ở phân khúc thị trường này.

Đối với mặt hàng đồ gỗ, hiện cũng có một vài nguồn tin cho rằng một số doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tính đến việc khởi kiện Việt Nam bán phá giá hàng đồ gỗ trong phòng ngủ. Tuy theo đánh giá của Thương vụ ta ở Hoa Kỳ khả năng này rất ít xẩy ra trong năm 2008, song cũng cần phải theo rõi sát sao. Các doanh nghiệp đồ gỗ của ta nên chủ động đa dạng hóa chủng loại hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ, không nên tập trung quá nhiều vào đồ gỗ trong phong ngủ. Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nếu có hỗ trợ ngành đồ gỗ xúc tiến xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì cũng nên tập trung vào các nhóm hàng khác ngoài đồ gỗ trong phong ngủ.

Đối với thuỷ sản, quan trọng nhất là xử lý dứt điểm vấn đề dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép trong sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh Quốc hội Hoa Kỳ có thể sẽ thông qua dự luật an toàn sản phẩm mới, đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn về an toàn sản phẩm tiêu dùng, nhất là đối với thực phẩm. Tiếp đến là yêu cầu phía Hoa Kỳ bỏ yêu cầu ký quĩ liên tục để đảm bảo khả năng nộp thuế chống bán phá giá đối với các loại tôm đông lạnh của ta đang phải chịu thuế chống bán phá giá.

Đối với nhóm hàng rau quả. Bộ Nông nghiệp cần đẩy nhanh tiến trình làm các thủ tục đăng ký cho một số loại quả có tiềm năng thâm nhập thị trường để Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Về vấn đề GSP. Cần triển khai nhanh và mạnh việc đề nghị Hoa Kỳ dành ưu đãi thuế quan (GSP) cho Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho

một số hàng hóa của ta được hưởng ưu đãi này. Trước mắt, Bộ ta cần hoàn chỉnh và gửi sớm cho phía Hoa Kỳ hồ sơ chứng minh đủ các tiêu chuẩn được hưởng GSP. Tiếp theo đó, Bộ Ngoại giao và cụ thể là Đại sứ quán của ta tại Washington DC cần đẩy mạnh vận động hành lang với Quốc hội và Chính quyền Hoa Kỳ để họ sớm dành cho ta.

Đối với các nước Mỹ La Tinh. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ La Tinh trong thời gian tới về mặt nhà nước cần phải có chiến lược tổng thể, dài hạn, đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường khu vực, đào tạo nguồn nhân lực cho các thương vụ và văn phòng đại diện của ta ở khu vực này. Hiện nay, ta đã có Thương vụ ở Mexico, Cuba, Achentina, Chile, Brasil nhưng biên chế còn rất hạn hẹp, phần lớn đều chưa được đào tạo tiếng Tây Ban Nha nên gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai công việc nhất là phần xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường cũng như việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết lập các mối quan hệ bạn hàng. Do vậy song song với việc tăng thêm biên chế cho các thương vụ hiện có cần phải mở thêm các thương vụ mới ở những nước quan trọng trong khu vực như Panama, Venezuela và Colombia. Mỗi thương vụ ít nhất nên có 2 biên chế.

Khu vực Mỹ La Tinh đa phần sử dụng tiếng Tây Ban Nha, (Trừ Brasil sử dụnh tiếng Bồ Đào Nha) - ngôn ngữ mà các doanh nghiệp ta ít biết; do vậy, việc giao dịch cũng bị hạn chế. Số người biết tiếng Tây Ban Nha của Bộ cũng rất ít và đa phần đã sắp đến tuổi nghỉ. Đối với tiếng Bồ Đào Nha, tình trạng còn khó khăn hơn. Do vậy, việc đào tạo 2 ngôn ngữ này cho các cán bộ làm việc ở khu vực này là điều hết sức cần thiết.

Các nước Mỹ La Tinh rất coi trọng quan hệ cá nhân, đặc biệt là quan hệ giữa các lãnh đạo cấp cao, do vậy nên cần phải thiết lập được mối quan hệ này bởi vì hầu như tất cả các Tổng thống của các nước Mỹ La Tinh đều là

Nguyên thủ Quốc gia, đồng thời đứng đầu Nội các. Việc có được các quan hệ cá nhân thân thiện với họ là chìa khoá giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề lớn thuộc về lợi ích quốc gia.

Lãnh đạo Bộ cũng cần phải có chương trình thăm và làm việc với cấp tương đương của các nước sở tại để thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương và đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược cũng như tìm tiếng nói chung góp phần giải quyết các bất đồng trong buôn bán toàn cầu và đề xuất các giải pháp khả thi thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế giữa ta và các nước trong khu vực.

Về phía vụ Thị trường và các vụ chức năng khác như Vụ XNK, Vụ Đa biên, Cục XTTM, Cục QLCT cũng cần thiết phải kết hợp tổ chức các chuyến công tác sang các nước quan trọng trong khu vực như Brasil, Colombia, Argentina, Chile, Peru, Venezuela ỏ Nam Mỹ và các nước khác như Mexico, Panama. để khảo sát thị trường, tìm hiểu tập quán buôn bán, các biện pháp tốt nhất giúp công tác xúc tiến thương mại vào các nước này đạt hiệu quả cao nhất, cũng như tham khảo chính sách của các nước sở tại trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá. Xem xét khả năng ký kết các thoả thuận song phương, cắt giảm thuế quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển buôn bán và đầu tư giữa ta và họ. Việc thực hiện các chuyến thăm chắc chắn sẽ giúp các vụ chức năng nêu trên có cách nhìn thực tế hơn về Mỹ La tinh, về nhu cầu hàng hoá, khả năng cung cấp, các kênh phân phối, các chính sách và tập quán thương mại mà họ đang thực thi, các cơ hội cho hàng hoá Việt Nam có thể xâm nhập thị trường khu vực. Đặc biệt là để xác định được những mặt hàng nào ta có thể xuất khẩu được vào khu vực và ngược lại. Trên cơ sở đó giúp cải tiến các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia vào khu vực linh hoạt và hiệu quả hơn. Đồng

thời giúp các doanh nghiệp xác định được những mặt hàng mà thị trường khu vực có nhu cầu và những sản phẩm mà họ có khả năng cung cấp.

Mặt khác, hàng năm vụ Thị trường nên xem xét kết hợp với các vụ chức năng nêu trên và có thể cả với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Đại sứ quán các nước Mỹ La Tinh tại Việt Nam tổ chức các hội thảo chuyên đề buôn bán với Mỹ La Tinh cho các doanh nghiệp ta nhằm giúp họ các thông tin cần thiết và thực tế về Mỹ La Tinh.

Công tác xúc tiến thương mại của ta thời gian qua vào khu vực đã có những tiến bộ đáng kể, tuy nhiên xét về mặt hiệu quả thì còn chuyện phải bàn. Cục xúc tiến Thương mại nên phối hợp với các hiệp hội ngành hàng chọn trong số họ nhũng doanh nghiệp có khả năng sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm mà ta có thế mạnh như dệt may, da giày, cao su, đồ gỗ, các sản phẩm điện và điện tử, hải sản đã chế biến, vật liệu xây dựng (chủ yếu là gạch lát nền, gạch ốp tường)…

Thị trường các nước Mỹ La Tinh từ lâu đã được phân chia. Đa số các sản phẩm từ trước tới nay ta xuất khẩu được vào thị trường khu vực đều là các sản phẩm có chất lượng khá và giá cả hợp lý. Các mặt hàng giá rẻ, chất lượng thấp hàng của ta không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, hàng Ấn Độ, Uruguay và Brasil. Đặc biệt, trong lĩnh vực dệt may, giày dép, hàng của ta xuất sang họ chủ yếu là những mặt hàng ta sản xuất theo đơn đặt hàng của các các tập đoàn lớn như NIKE, ADIDDA, REB. SAMSONITTE, SARA hoặc mang nhãn hiệu của các Cty xuyên quốc gia khác. Ta chưa có được nhãn hiệu của riêng mình ngoại trừ gạo cà phê cao su tự nhiên và hạt tiêu mang nhãn hiệu “sản xuất tại Việt Nam”. Do vậy, các Thương vụ ta tại khu vực này phải tìm các biện pháp tiếp cận được với các tập đoàn siêu thị quốc tế đang hoạt động ở Mỹ La Tinh, kéo họ vào Viêt Nam, hợp tác với họ trong việc sản xuất

và cung cấp hàng tiêu dùng thì mới có cơ hội để tăng trưởng nhanh xuất khẩu hàng hoá của ta sang các nước này.

Trong số các nước Mỹ La Tinh hiện nay có 4 nước ta nên tập trung ưu tiên mở rộng quan hệ buôn bán và đầu tư với họ đó là Mexico, Brasil, Chile và Panama, đây là 4 nước có nền thương mại mở cửa nhất. Chile, Brasil và Mexico là ba nước có vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong khu vực. Panama là trung tâm và cửa ngõ vào các nước Trung Mỹ. Chile là nước có biểu thuế nhập khẩu thấp nhất hiện nay trong khu vực Mỹ La Tinh và họ cũng là nước đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do và hiệp định kinh tế bổ sung với các nước này. Mặt khác Chile hiện là nước có các tập đoàn siêu thị đang hoạt động rất hiệu quả tại hầu hết các nước Nam Mỹ và là cửa ngõ thuận lợi cho hàng hoá vào các nước như Peru, Bolivia, Achentina. Việc triển khai đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile sẽ tác mở ra cơ hội mới và tác động tích cực tới việc tăng trưởng xuất khẩu cũng như việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của ta vào khu vực.

3.2.4. Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á

3.2.4.1. Một số thuận lợi và khó khăn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuận lợi:

Một là, nền kinh tế châu Phi và Nam Á đã có những chuyển biến đầy hứa hẹn do nhiều nước đã thực hiện triệt để chương trình cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô tập trung ở nhiều ngành và lĩnh vực.

Hai là, nhu cầu thế giới với các sản phẩm xuất khẩu của châu Phi đang

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 127)