Trong trung và dài hạn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 143 - 156)

4. Tạo lập môi trường điều kiện để phát triển thị trường xuất khẩu

4.2.Trong trung và dài hạn

a. Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu

Bộ Công Thương triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là

trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, dày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa... nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn. Vấn đề này mặc dù đã được đặt ra nhiều năm nay đối với nhiều mặt hàng ngành hàng nhưng cho đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn. Trong thời gian tới đề nghị nhà nước cho phép triển khai các khu tập trung như những khu công nghiệp, khu bảo thuế, trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu (dệt may, giầy dép…) và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hoá trong nước và nước ngoài vào hoạt động.

b. Thực hiện chương trình hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan,

Bộ Tài chính xây dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu để giảm thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa... Trước mắt cần xem xét bãi bỏ một số thủ tục đối với việc nhập khẩu nông sản từ các nước có chung biên giới với Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu và xem xét cho thông quan hàng xuất khẩu từ các cửa khẩu phụ.

c. Đẩy mạnh đàm phán với các nước

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia, New Zealand… để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thuỷ sản.

Hợp tác với các nước khác có cùng mặt hàng xuất khẩu (gạo với Thái Lan, cà phê với Indonesia, Braxin, đồ gỗ với Malaysia…) để tăng cường hiệu quả xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của Việt Nam.

d. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng phục vụ xuất khẩu

Bộ Công Thương triển khai thành lập Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: Hình thức bảo hiểm xuất khẩu (hỗ trợ của Chính phủ) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển, trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng báo cáo đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua và dự báo tỷ giá giai đoạn 2009-2010. Tỷ giá hối đoái có tác dụng tích cực hoặc hạn chế đến công tác xuất nhập khẩu. Do đó, điều tiết tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý là cần thiết. Ngân hàng Nhà nước ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho người nông dân và các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu với lãi suất hợp lý. Các mặt hàng cần ưu tiên trước mắt là thủy sản, gạo, cà phê, hạt điều, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa. Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán giữa Việt Nam với các nước, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam để từ đó tạo nên những làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng.

Đổi mới cách thức tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU…, và các mặt hàng trọng điểm mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tham tán thương mại tại các nước theo hướng hỗ trợ tích cực hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua cơ chế phối hợp giữa các Hiệp hội ngành hàng và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài. Nghiên cứu và phát triển hình thức xúc tiến doanh nghiệp nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới vào đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu tại Việt Nam…

g. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành sản xuất xuất khẩu

Bộ Lao động Thương binh và xã hội: Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động như lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí…Đồng thời, chú

trọng khâu thiết kế, tạo dáng sản phẩm; Tổ chức nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế để đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước.

h. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành quản lý với các Hiệp hội ngành hàng để tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, phối hợp tổ chức mạng lưới thông tin dự báo tình hình thị trường, giá cả, cung cầu hàng hoá ở thị trường trong nước và nước ngoài cung cấp cho các hội viên và doanh nghiệp.. Nhà nước cần có sự hỗ trợ nhất về tài chính cho hoạt động của Hiệp hội.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc, xuất khẩu tiếp tục được khẳng định là động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới, khi mà giá trị kim ngạch xuất khẩu hiện nay chiếm tới 70-80% GDP. Mục tiêu của Việt Nam là hướng đến xuất siêu, muốn thế phải đẩy mạnh xuất khẩu, giảm dần nhập siêu và hướng tới xuất siêu để tích luỹ ngoại tệ. Kinh ngiệm Trung Quốc cho thấy, sau 20 năm xuất siêu liên tục, nước này đã có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Vì vậy, Việt Nam cũng cần hướng tới xuất siêu để có nguồn lực để tăng nhanh dự trữ ngoại tệ quốc gia và đây chính là công cụ hiệu quả để đối phó với những biến động trên thị trường thế giới, nhất là khi tình hình kinh tế thế giới đang có những diễn biến khó lường ảnh hưởng từ cuộc khủng hoàng tài chính đã lan ra toàn cầu. Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động chuẩn bị biện pháp phù hợp để thâm nhập, mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu theo định hướng bền vững và hiệu quả. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã có độ mở rất lớn, dựa tới 70% vào

xuất khẩu, thậm chí cả nhập khẩu (vì Việt Nam vẫn phải nhập khá lớn nguyên liệu cho hàng hóa xuất khẩu), thì trong bối cảnh xuất khẩu giảm sút, giá cả thị trường thế giới biến động mạnh, các yếu tố phát triển bền vững sẽ bị đe dọa. Nếu chỉ quan tâm tới xuất khẩu, mà không coi trọng đúng mức thị trường nội địa, tiêu dùng trong nước và không kết hợp hài hoà giữa sản xuất cho xuất khẩu với sản xuất thay thế nhập khẩu, thì không thể duy trì sự phát triển ổn định và bền vững. Bởi vậy, cần quán triệt thị trường trong nước là cơ sở, thị trường nước ngoài là quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và cả trong chiến lược phát triển của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách

1. Giáo trình Kinh tế thương mại. GS.TS. Đặng Đình Đào - GS.TS Hoàng Đức Thân - NXB Thống kê 2003.

2. Giáo trình Marketing Thương mại. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang - NXB Lao động xã hội 2006

3. Thương mại Việt Nam hội nhập Kinh tế quốc tế - Bộ Thương mại 8/2004 4. Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu. PGS.TS

Nguyễn Duy Bột - NXB Thống kê 2003

5. Xúc tiến thương mại.Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương - Viện nghiên cứu Thương mại. NXB Chính trị quốc gia 4/2005

6. Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu. GS.TS Dương Hữu Hạnh - NXB Thống kê Quý 3/2005

7. Thị trường Việt Nam thời kỳ hội nhập AFTA - Trung tâm thương mại - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2003 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB thống kê 2001.

B. Báo và Website

1. www.vnep.ort.vn - Cổng thông tin kinh tế Việt Nam - Viện Quản lý kinh tế Trung ương

2. www.moit.gov.vn - Trang tin điện tử Bộ Công thương 3. http://vneconomy.vn -

4. www.baocongthuong.com.vn - Báo Công thương điện tử

5. http://www.gso.gov.vn - Tổng cục thống kê 6. Thời báo Kinh tế Việt Nam

7. Tạp chí kinh tế số 25/2008

C. Các báo cáo, đề án của Bộ Công thương

1. Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 2. Báo cáo tổng kết 2008

3. Đề án xuất nhập khẩu giai đoạn 2008-2010 4. Đề án xuất nhập khẩu giai đoạn 2009-2010

MỤC LỤC

Trang

... 1

LỜI MỞ ĐẦU...3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...5

1. Tổng quan về thị trường và thị trường xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường...5

1.1. Kinh tế thị trường và những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường...5

1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường...5

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường...5

1.2.1. Khái niệm thị trường...7

1.2.2. Các yếu tố cấu thành thị trường...9

1.2.3. Các quy luật và chức năng của thị trường...10

1.2.4. Vai trò của thị trường...13

1.2.5. Phân loại thị trường của doanh nghiệp...15

1.3. Thị trường xuất khẩu hàng hóa...19

1.3.1. Các khái niệm...19

1.3.2. Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hóa...20

2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...22

2.1. Tính tất yếu của phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...22

2.2. Hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...24

2.3.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu hàng hóa...24

2.3.2. Phân tích, đánh giá khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp...25

2.3.3. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu...26

2.3.4. Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu...28

2.3.5. Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu...29

2.3.6. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chiến lược..30

2.4. Các phương thức thâm nhập để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...30

2.4.1. Xuất khẩu...30

2.4.2. Nhượng quyền thương mại ( Franchising)...32

2.4.3. Cấp giấy phép sản xuất chế tạo (Licensing)...33

2.4.4. Liên doanh...33

3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng

hóa...34

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá...34

3.1.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối...34

3.1.2. Các chỉ tiêu tương đối...36

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp...36

3.2.1. Các nhân tố khách quan...36

3.2.2. Các nhân tố chủ quan...40

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2008...41

1. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau Hiệp định thương mại tự do Việt – Mỹ (BTA) và trước khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2001-2006)...41

1.1.Vai trò của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ...41

1.2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2006...43

1.3. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2006...46

1.3.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu...46

1.3.2. Về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ...49

1.3.3. Về số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu...55

1.3.4. Về sự mở rộng thị trường xuất khẩu...56

1.4. Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2006...58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Những hạn chế cơ bản...58

1.5. Nguyên nhân...60

1.5.1. Nguyên nhân của những thành tựu...60

1.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế...62

2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sau khi Việt Nam gia nhập WTO tới nay (2007-2008)...64

2.1. Cơ hội, thách thức đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa khi Việt Nam gia nhập WTO...64

2.2. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2008...67

2.3. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2008 ...68

2.4. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007-2008...70

2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu...70

2.4.2. Thị trường xuất khẩu...71

2.4.3. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 2007- 2008...73

2.5. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2007-2008...74

2.5.1. Những thành tựu chủ yếu...74

2.5.2. Những hạn chế cơ bản...75

3. Phân tích sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008...75

3.1. Sự phát triển thị trường theo chiều rộng (theo phạm vi địa lý)...75

3.2. Sự phát triển thị trường theo chiều sâu...78

3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008...78 3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2008. .80

3.3. Chủ thể tham gia xuất khẩu giai đoạn 2001-2008...83

4. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2001-2008...85

4.1. Thành tựu...85

4.2. Những hạn chế...87

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI...90

1. Hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội thách thức cho việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam...90

1.1. Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế...90

1.2. Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ...91

1.2.1. Tiến trình tự do hóa đơn phương...91

1.2.2. Tham gia vào các thể chế liên kết...91

1.2.3. Tham gia vào các liên kết kinh tế song phương...93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4. Tham gia liên kết kinh tế và khu vực...94

1.3. Hội nhập kinh tế quốc tế và việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa...94

2. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm tới...95

3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam những năm tới...97

3.1. Giải pháp về mặt hàng...97

3.1.1. Đối với nhóm nhiên liệu và khoáng sản:...97

3.1.2. Nhóm nông, lâm, thuỷ sản...99

3.1.3. Nhóm hàng chế biến, công nghiệp và TCMN...106

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 143 - 156)