Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 78 - 83)

3. Phân tích sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

3.2.1.Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008

Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008

Đơn vị: Tỷ USD,% - Nguồn: Bộ công thương

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Trị giá knxk( triệu

USD) 15.029 16.706 20.149 26.503 32.44 39.605 48.561 62.7

Tăng trưởng ( %) 3,8 11,2 20,6 31,5 22 22,1 22 29,1

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 15.029 tỷ USD, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 20.149 tỷ USD, tăng 5.12 tỷ USD, tương ứng với 39.06% so với năm 2001. Giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 110.61 tỷ USD, trong đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình cả giai đoạn đạt 17,5%/năm vượt 1,5% so với chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược là 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng xấp xỉ 4.2 lần kim ngạch xuất khẩu năm 2001, đạt 62.9 tỷ USD, tăng 29.5 % so với năm 2007.Như vậy, về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 - 2008. Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010) và cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra của xuất khẩu năm 2006 và 2007.

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2008

Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua. Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng qua các năm trong giai đoạn 2001-2008 xoay quanh 3 nguyên nhân sau: một là, kim ngạch xuất khẩu tăng do lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên, hai là, kim ngạch xuất khẩu tăng do giá xuất khẩu tăng, ba là, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

tăng do cả lượng và giá hàng hóa xuất khẩu đều tăng. Dù do một hoặc một nhóm những nguyên nhân trên dẫn tới giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam liên tục tăng qua các năm thì kết quả này đã phản ánh một cách rõ ràng: hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã và đang được người tiêu dùng trên thế giới sử dụng và tin dùng. Đây là một thành công lớn cho những nỗ lực để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2008

Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tất cả các nhóm hàng đều tăng qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông lâm thủy sản năm 2001 đạt 3.6549 tỷ USD, năm 2006 đạt 8.126 tỷ USD tăng gấp hơn 2 lần, và tới năm 2008 con số này là 12.93 tỷ USD, tăng 3.1 tỷ USD so với năm 2007. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản từ chỗ chỉ đạt 3.23 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2001 thì tới năm 2004 tăng tới 6.026 tỷ USD gấp 1.8 lần năm 2001, và tới năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm này đã đạt 11.75 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2001. Đáng chú ý là nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, trong khi năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của nhóm này chỉ đạt 5.102 tỷ USD, thì năm 2006 đã đạt 15.437 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần, và tới năm 2008, con số này là 29.437 tỷ USD gấp gần 6 lần kim ngạch xuất khẩu của năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này đạt 28.68%. Hai bảng dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001- 2008 (Nguồn Bộ công thương).

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng kim ngạch (tỷ

USD) 15.029 16.71 20.15 26.503 32.223 39.8 47.9 62.897

Nhóm nông, lâm, thuỷ

sản 3.649 3.989 4.452 5.437 6.852 8.126 9.826 12.93 Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 3.239 3.426 4.005 6.026 8.042 9.25 9.55 11.75 Nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ 5.102 6.34 8.164 10.697 12.459 15.437 20.537 29.437 Nhóm hàng khác 3.039 2.952 3.528 4.344 5.089 6.792 8.052 8.78

Bảng 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2008 phân theo nhóm hàng

Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tỷ trọng ( %) 100 100 100 100 100 100 100 100 Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 24.28 23.88 22.1 20.51 21.12 20.52 20.49 20.56 Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 21.55 20.51 19.88 22.74 24.79 23.36 19.91 18.68 Nhóm công nghiệp và TCMN 33.95 37.95 40.52 40.36 38.4 38.98 42.82 46.8 Nhóm hàng khác 20.22 17.67 17.51 16.39 15.69 17.15 16.79 13.96

Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. Nhóm hàng nông lâm thủy sản từ chỗ chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu năm 2001, đến năm 2008 đã giảm tỷ trọng xuống còn 20.56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, xu hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo từ 33,9% năm 2001 lên 39% năm 2006 được coi là sự thay đổi tích cực nhất.

Năm 2005 số mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD chỉ có 7 mặt hàng là: dầu thô,dệt may, thủy sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và gạo trong đó dầu thô có kim ngạch xuất khẩu trên 7 tỷ USD thì năm 2006 số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đã lên tới 9 mặt hàng, 2 mặt

hàng góp mặt vào danh sách này là cao su và cà phê. Đến năm 2008, đã có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm dầu thô (10,45 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ), thủy sản (4,56 tỷ), gạo (2,9 tỷ), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ), hàng điện tử, vi tính và linh kiện (2,7 tỷ), cà phê (2,02 tỷ), cao su (1,6 tỷ), than đá (1,44 tỷ), dây cáp điện (1,01 tỷ).Với cơ cấu này các doanh nghiệp xuất khẩu bước đầu đã thực hiện được mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên; năng lực cạnh tranh được cải thiện.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 78 - 83)