Các phương thức thâm nhập để mở rộng và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 30)

2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

2.4.Các phương thức thâm nhập để mở rộng và phát triển thị trường

khẩu hàng hóa

Khi doanh nghiệp đã quyết định thâm nhập vào một thị trường nào đó, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình hình thức tham gia phù hợp. Có thể tóm lược năm hình thức chính phục vụ cho việc thâm nhập thị trường bao gồm: xuất khẩu, nhượng quyền thương hiệu, cấp giấy phép sản xuất, liên doanh, đầu tư trực tiếp.

Sơ đồ 3: Các phương thức xâm nhập thị trường nước ngoài

2.4.1. Xuất khẩu

Xuất khẩu vào thị trường mục tiêu là phương thức truyền thống được thiết kế chặt chẽ để xâm nhập thị trường. Hình thức xuất khẩu không đòi hỏi việc sản xuất phải được thực hiện tại nước nhập khẩu do vậy không đòi hỏi tiền vốn đầu tư cho trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất. Một cách khái quát Xuất khẩu

Xuất khẩu Nhượng

quyền thương mại Nhượng quyền thương mại Cấp giấy phép sản xuất Cấp giấy phép sản xuất Liên doanh

Liên doanh Đầu tư

trực tiếp Đầu tư trực tiếp

Chi phí, rủi ro, việc kiểm soát và tiềm năng doanh lợi Chi phí, rủi ro, việc kiểm soát và tiềm năng doanh lợi

hoạt động xuất khẩu thường có sự tham gia của các đối tác như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, hãng vận chuyển và cơ quan quản lý nhà nước.

Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hoặc hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các đơn vị trung gian làm dịch vụ xuất nhập.

2.4.1.1. Xuất khẩu gián tiếp

Các công ty bắt đầu với việc xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà trung gian độc lập. Có bốn loại nhà trung gian mà công ty có thể gặp:

Một là thương gia xuất khẩu đặt cơ sở trong nước: Nhà trung gian này mua sản phẩm của nhà chế tạo rồi bán chúng ra nước ngoài với chi phí riêng của mình. Hai là, đại lý xuất khẩu đặt cơ sở ở trong nước: Nhà đại lý này tìm kiếm và thương lượng với khách mua hàng nước ngoài và được trả tiền hoa hồng. Bao gồm trong nhóm này là các doanh nghiệp thương mại.

Ba là tổ chức hợp tác xã: Thực hiện các hoạt động xuất khẩu thay mặt cho nhiều nhà sản xuất và một phần nào đó chịu sự kiểm soát về hành chính của họ.

Bốn là công ty quản trị xuất khẩu: Nhà trung gian này đồng ý quản trị các hoạt động xuất khẩu của các công ty để hưởng thù lao

Các lợi thế của xuất khẩu gián tiếp:

Thứ nhất, xuất khẩu gián tiếp đòi hỏi vốn đầu tư ít, không cần triển khai triển khai một phòng xuất khẩu, một lực lượng bán hàng ngoại, tiếp xúc với nước ngoài.Thứ hai, xuất khẩu gián tiếp ít rủi ro.Các nhà trung gian marketing quốc tế mang bí quyết công nghệ và dịch vụ đến người liên hệ và người bán thường sẽ ít phạm sai lầm hơn.

2.4.1.2. Xuất khẩu trực tiếp

Các công ty có thể quyết định tự đảm nhận việc xuất khẩu của mình. Trong trường hợp này, vốn đầu tư và các rủi ro có thể xảy ra sẽ lớn hơn, nhưng lợi nhuận tiềm ẩn cũng nhiều hơn. Công ty có thể thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp bằng nhiều phương thức sau:

Một là phòng hay bộ phận xuất khẩu đặt ở trong nước: Một phòng xuất khẩu độc lập tự thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu.

Hai là, chi nhánh hay công ty con bán hàng ở nước ngoài: Một chi nhánh bán hàng ở nước ngoài cho phép nhà xuất khẩu kiểm tra chương trình hoạt động nhiều hơn trên thị trường nước ngoài, giải quyết việc bán hàng, phân phối, tồn kho, khuyến mại. Nó thường được sử dụng như một trung tâm triển lãm và trung tâm dịch vụ khách hàng.

Ba là các đại diện xuất khẩu lưu động: Công ty có thể gửi các đại diện bán hàng ở trong nước ra nước ngoài để tìm kiếm khách hàng.

Bốn là các nhà phân phối hay các nhà đại lý ở nước ngoài: Công ty có thể thuê các nhà phân phối hay các đại lý ở nước ngoài bán hàng thay cho công ty.

2.4.2. Nhượng quyền thương mại ( Franchising)

Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu

hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

2.4.3. Cấp giấy phép sản xuất chế tạo (Licensing) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp giấy phép chế tạo là một cách đơn giản để nhà chế tạo trở thành người tham gia vào marketing quốc tế. Người cấp giấy phép chế tạo cho phép một công ty nước ngoài sử dụng quy trình chế tạo, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí quyết thương mại hay các hình thức có giá trị khác để nhận được lệ phí hay tiền bản quyền. Người cấp giấy phép sản xuất xâm nhập vào thị trường nước ngoài nhưng ít rủi ro, người được cấp giấy phép sản xuất sẽ có kỹ năng sản xuất hay có được một sản phẩm tên tuổi nổi tiếng mà không cần phải bắt đầu xây dựng từ đầu.

Tuy nhiên các bất lợi của việc cấp giấy phép sản xuất là công ty cấp giấy phép có quyền kiểm soát ít hơn đối với người được cấp giấy phép so với việc công ty tự thiết lập các cơ sở sản xuất của riêng mình. Mặt khác, việc cấp giấy phép đã mặc nhiên tạo ra một đối thủ cạnh tranh với chính mình.

2.4.4. Liên doanh

Đây là hình thức kinh doanh trong đó có sự liên kết giữa công ty nước ngoài và công ty trong nước. Nhà xuất khẩu có thể liên kết với các nhà đầu tư bên nước nhập khẩu để hình thành một xí nghiệp liên doanh giữa hai bên, trong đó quyền sở hữu và quyền kiểm soát công ty sẽ tùy theo phần vốn góp của họ.

Có năm mục tiêu chủ yếu khi doanh nghiệp thành lập liên doanh đó là để: thâm nhập thị trường; chia sẻ rủi ro; chia sẻ công nghệ; cùng phát triển sản phẩm; tuân thủ quy định của luật pháp. Những yếu tố quan trọng khi cân nhắc

đến hình thức liên quan là hình thức cơ cấu sở hữu, cách thức kiểm soát, thời hạn của hợp đồng, giá cả và chuyển giao công nghệ, năng lực và nguồn lực của đối tác trong nước và định hướng của nhà nước. Việc sở hữu chung đối với một công ty có thể đưa đến các bất đồng giữa hai bên góp vốn do quyền lợi khác biệt.

2.4.5. Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức sở hữu trực tiếp đối với nhà xưởng máy móc thiết bị đầu tư tại một nước nào đó. Đầu tư trực tiếp liên quan đến việc chuyển giao tiền vốn, con người và công nghệ. Đầu tư trực tiếp có thể được thực hiện qua hình thức mua lại một doanh nghiệp đang có sẵn hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Hình thức sở hữu trực tiếp đảm bảo mức độ kiểm soát hoạt động doanh nghiệp cao hơn cũng như khả năng nhận biết về khách hàng cũng như môi trường hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải có nguồn lực nhiều hơn cũng như sự cam kết cao hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá

3.1.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối

a. Lượng tăng lên của số lượng thị trường xuất khẩu:

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: K = Ka – Ka-1

Trong đó:

K: Số lượng thị trường xuất khẩu tăng lên năm a. Ka: Tổng số thị trường xuất khẩu năm a.

Kb: Tổng số thị trường xuất khẩu năm a-1.

Khi K > 0: điều này có nghĩa là lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa tăng, như vậy phạm vi thị trường đã được mở rộng. Đây là một dấu hiệu tốt mà doanh nghiệp cần phải duy trì.

Khi K = 0: doanh nghiệp vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu của mình.

Khi K < 0: thị trường của doanh nghiệp đang bị thu hẹp, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

b. Lượng tăng lên của giá trị kim ngạch xuất khẩu:

G= Gta – Gt (a-1)

Trong đó:

G: lượng tăng lên của giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t)năm (a). Gta: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t) năm (a).

Gt (a-1): Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t) năm (a-1).

Khi G > 0: doanh nghiệp đang thâm nhập sâu vào thị trường, hoạt động phát triển thị trường đang đạt được những thuận lợi, doanh nghiệp cần nhanh chóng tận dụng cơ hội.

Khi G = 0: doanh nghiệp duy trì được giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường, tuy nhiên chưa thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Khi G < 0: Thị trường của doanh nghiệp đang bị thu hẹp

c. Lượng tăng lên của số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa

M= Mt - M(t-1)

M: Lượng tăng lên của số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa. Mt: Số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa năm t. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M(t-1): Số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa năm (t-1)

3.1.2. Các chỉ tiêu tương đối

a. Tốc độ tăng số lượng thị trường thị trường xuất khẩu

M = a a-1

a-1

(M - M )*100 M

Trong đó:

M: tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu năm a. Ma: Số lượng thị trường xuất khẩu năm a

Ma-1: Số lượng thị trường xuất khẩu năm a-1

b. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu

Z= a a-1

a-1

(Z - Z )*100 Z

Trong đó:

Z: Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm a Za: Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm a

Za-1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm a-1

c. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân

H = n

... n h h h1 2 Trong đó:

H: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân h1, h1,…hn: Tốc độc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từng năm n: Số năm trong giai đoạn

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu của doanh nghiệp

3.2.1.1. Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị của nước nhập khẩu

Môi trường pháp lý bao gồm tất cả các quy định pháp lý của một quốc gia như hệ thống luật pháp, các quyết định, nghị định, chỉ thị... Các quy định đó sẽ cho phép doanh nghiệp của quốc gia đó, cũng như các quy định đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào quốc gia đó không được phép làm gì. Vì thế, khi kinh doanh với các đối tác thuộc một quốc gia khác, nhà xuất khẩu phải theo dõi và cập nhật những văn bản luật liên quan để tránh tổn thất về thời gian, chi phí. Chẳng hạn như, hàng hóa của Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường EU phải tuân thủ các quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia hàm ý chỉ nền kinh tế của quốc gia đó đang ở trình độ phát triển nào theo theo thứ bậc phân loại quốc tế. Nền kinh tế đó quyết định mức độ phát triển của quốc gia đó, thể hiện qua mức sống dân cư, thu nhập, và liên quan tới cầu hàng hóa. Trình độ phát triển của một nền kinh tế ảnh hưởng đến quan niệm, trình độ giao dịch và cách thức giao dịch với các đối tác thuộc các nền kinh tế khác. Chính trị ổn định là môi trường khuyến khích hoạt động kinh doanh của các chủ thể, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Một đất nước chính trị bất ổn, luôn đi kèm với nó là những rủi ro trong kinh doanh không thể lường trước.

3.2.1.2. Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu

Để đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi, đúng thời gian, tránh mắc các sai lầm đáng tiếc, thì việc nghiên cứu hệ thống các quy

định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu là một công việc thường xuyên và không thể thiếu của nhà xuất khẩu.Chẳng hạn như trong năm 2008, EC và một số nước EU đã thực hiện một số biện pháp về chính sách thương mại có thể gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU

Từ tháng 12/2007 đến tháng 1/2008, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); Tháng 6/2008, Hội đồng châu Âu thông qua việc không cho mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011;

Tháng 10/2008, EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc đồng nghĩa với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong thời gian rà soát cuối kỳ (về lý thuyết có thể lên tới 15 tháng). Trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 lần). Trong đó, có 31 lần đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 lần đối với nông sản,

thực phẩm (tương đương với năm 2007). Những quy định đã gây khó khăn cho việc phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Tiềm năng thị trường xuất khẩu

Nói tới tiềm năng thị trường xuất khẩu là nói tới quy môi thị trường, cơ cấu và tăng trưởng của thị trường. Quy mô của thị trường thể hiện qua dân số và thu nhập quốc dân. Một thị trường có dân số đông, với mức thu nhập trung bình trở nên, hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở các quốc gia khác. Nhà xuất khẩu phải đánh giá được

mức cầu hiện nay của thị trường, mức gia tăng hiện nay, dự đoán cầu hướng vào doanh nghiệp, để xem xét thị phần hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó như thế nào. Hiện nay, Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Ở vị trí "cửa ngõ" vịnh Ba Tư, các cảng biển của UAE có lợi thế lớn trong giao lưu thương mại với châu Phi, các nước Ả Rập và cả châu Âu. UAE là thị trường khá dễ tính, hàng gì cũng có thể bán được, do đây là nơi trung chuyển đi châu Phi những hàng hóa rẻ tiền. Hơn nữa đây là thị trường rất dễ dàng về luật lệ vì ngoại trừ 5% thuế quan, ngoài ra không có thêm bất kỳ loại thuế nào, đưa hàng sang rất dễ dàng, không có yêu cầu gì về bảo hộ hay đăng ký.

Đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với rất nhiều loại hoa quả nhiệt đới như chuối, nhãn, vải, chôm chôm... nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào UAE còn rất hạn chế. Ngoài ra, hàng dệt may, giày dép, gạo, các loại rau xanh - những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam - cũng có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

3.2.1.4. Quan hệ ngoại giao, chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Quốc gia có đường lối chính trị mở cửa, hội nhập với thế giới, có quan hệ ngoại giao ngoại thương thông qua các hiệp định được ký kết... là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện phát triển thị trường hàng hóa, tìm kiếm đối tác. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước cũng đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu như là: Hỗ trợ xúc tiến thương mại, Tín dụng xuất khẩu, khuyến khích đầu tư...Qua 20 năm mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thêm với 57

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 30)