Các chỉ tiêu tuyệt đối

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 34 - 36)

2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

3.1.1.Các chỉ tiêu tuyệt đối

a. Lượng tăng lên của số lượng thị trường xuất khẩu:

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: K = Ka – Ka-1

Trong đó:

K: Số lượng thị trường xuất khẩu tăng lên năm a. Ka: Tổng số thị trường xuất khẩu năm a.

Kb: Tổng số thị trường xuất khẩu năm a-1.

Khi K > 0: điều này có nghĩa là lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa tăng, như vậy phạm vi thị trường đã được mở rộng. Đây là một dấu hiệu tốt mà doanh nghiệp cần phải duy trì.

Khi K = 0: doanh nghiệp vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu của mình.

Khi K < 0: thị trường của doanh nghiệp đang bị thu hẹp, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

b. Lượng tăng lên của giá trị kim ngạch xuất khẩu:

G= Gta – Gt (a-1)

Trong đó:

G: lượng tăng lên của giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t)năm (a). Gta: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t) năm (a).

Gt (a-1): Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường (t) năm (a-1).

Khi G > 0: doanh nghiệp đang thâm nhập sâu vào thị trường, hoạt động phát triển thị trường đang đạt được những thuận lợi, doanh nghiệp cần nhanh chóng tận dụng cơ hội.

Khi G = 0: doanh nghiệp duy trì được giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường, tuy nhiên chưa thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Khi G < 0: Thị trường của doanh nghiệp đang bị thu hẹp

c. Lượng tăng lên của số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa

M= Mt - M(t-1)

M: Lượng tăng lên của số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa. Mt: Số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa năm t.

M(t-1): Số lượng chủ thể tham gia xuất khẩu hàng hóa năm (t-1)

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 34 - 36)