3. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
3.2. Giải pháp về thị trường
3.2.1. Thị trường Châu Á
Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường còn khá nhiều tiềm năng ta có thể khai thác để tăng nhanh, tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu. Rất nhiều mặt hàng ta có thể xuất khẩu vào thị trường này: dầu thô, than đá, thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, rau hoa quả, linh kiện điện tử, vi mạch, dây và cáp điện, đồ chơi, chè, cà phê, v.v...
Những năm tới cần chú ý: nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, cần có biện pháp hữu hiệu và kiên quyết đối với vấn đề dư chất kháng sinh Chloramphenicol trong tôm và mực xuất khẩu sang Nhật Bản thì mới giữ được thị phần, chú trọng và làm ngay việc đảm bảo vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm cho hàng nông sản xuất khẩu; xây dựng quan hệ bạn hàng lâu dài ổn định; tổ chức tốt hoạt động XTTM và tổ chức thị trường cho hàng xuất khẩu; triệt để tranh thủ đón làn sóng đầu tư của Nhật Bản để sản xuất nhiều hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và sang các nước khác.
Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng chủ lực của ta như: cao su, than đá, dầu thô, thủy sản, rau quả, giày dép, đồ gỗ. Tới đây, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, rau quả, cần khai thác tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ.
Cần chú ý tìm kiếm bạn hàng tiêu thụ lâu dài, ổn định; tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đi sâu vào các tỉnh nội địa của Trung Quốc.
Để thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu đối với thị trường Trung Quốc trong các năm tới cần xác định rõ vai trò trách nhiệm cụ thể cuả các cơ quan quản lý trong nước, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài trong việc tổ chức sản xuất, xuất khẩu từng mặt hàng cụ thể vào thị trường Trung Quốc một cách ổn định, chắc chắn và tăng thị phần vững chắc. Theo đó, về tổng thể cần xác định công việc của Nhà nước, Hiệp hội, doanh nghiệp như sau:
Đối với Nhà nước:
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh. Khẩn trương chỉ đạo các Bộ ngành liên quan thoả thuận và ký kết Hiệp định kiểm dịch động thực vật .Sửa đổi bổ xung các Hiệp định vận chuyển hàng hoá quá cảnh,các quy định về người và hàng hoá qua cửa khẩu hai nước cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.Nhanh chóng phối hợp với các cơ quan hữu quan hai nước sớm hoàn tất công tác soạn thảo quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt Nam- Trung Quốc nhằm triển khai có hiệu quả “ Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa VN- TQ”.Khẩn trương hoàn tất công tác điều tra nghiên cứu để triển khai các dự án cụ thể trong phạm vi hai hành lang, một vành đai kinh tế, trọng điểm là các dự án đường sắt, đường bộ để kết nối với hệ thống giao thông tương ứng của TQ, góp phần mở rộng không gian phát triển hợp tác kinh tế thương mại giữa các tỉnh ven vịnh Bắc bộ với các tỉnh địa phương TQ.
Đối với các Bộ ngành:
Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp cùng Bộ Công Thương có cơ chế chính sách ưu đãi và danh mục thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho xuất khẩu như: Sản xuất nguyên phụ liệu dệt, may da. Gia công điện tử, gia công chế biến hàng nông lâm hải sản, hoá chất , cơ khí, dược v.v...Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công Thương cần tăng cường hợp tác với các cơ quan hữu quan thuộc Bộ thương mại TQ trong các lĩnh vực: Chống bán phá giá, Rào cản thương mại , bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ.Các Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn phực phẩm và vệ sinh y tế , kiểm nghiệm kiểm dịch hàng hoá trực thuộc các Bộ Công Thương, Y tế, Nông nghiệp của ta cần sớm thông nhất cơ chế làm việc và hợp tác trong lĩnh vực giám sát chất lượng và kiềm nghiệm kiểm dịch hàng hoá với Tổng cục giám sát chất lượng và kiểm nghiểm kiểm dịch hàng hoá quốc gia Trung Quốc. Tổng cục hải quan sớm cùng phía hải quan Trung Quốc trên cơ sở kết quả thí điểm thông quan “một lần dừng” tổng kết và trao đổi thống nhất quy trình thông quan tại các cửa khẩu hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá hai nước thông thương dễ dàng. Nhất là các hàng rau quả, thuỷ hải sản tươi sống.
Đối với các tỉnh cùng chung biên giới:
Triển khai sớm các Thoả thuận đã ký kết về hợp tác quản lý buôn bán biên giới với các tỉnh giáp biên Trung Quốc trong năm 2007. Kiện toàn và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, bộ máy quản lý xuất nhập cảnh người và hàng hoá qua cửa khẩu biên giới .
Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành hàng TQ nhất là trong các lĩnh vực; Trao đổi thông tin; Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các vụ kiện tranh chấp thương thương mại v.v...
Hàn Quốc
Mấy năm gần đây, ta đã dần dần tăng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, dệt may, đồ gỗ, cao su và linh kiện điện tử, vi tính. Cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này, đảm bảo yêu cầu về SPS đối với thủy sản và nông sản. Đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác, ký kết thỏa thuận về kiểm dịch động thực vật với Hàn Quốc.
Đài Loan
Đài Loan là thị trường ta có thể khai thác để tăng xuất khẩu. Cần tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng mạng lưới nhập khẩu và tiêu thụ ổn định hàng Việt Nam.Để giảm nhập siêu với Đài Loan, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, như rau quả, hải sản, cao su và sản phẩm của cao su, sắt thép và các sản phẩm sắt thép, đồ gốm sứ; nhựa và sản phẩm nhựa, muối, lưu huỳnh, đá vôi, sản phẩm hóa chất, máy điện và thiết bị điện.
Bên cạnh đó, cần sử dụng 200.000 Việt Kiều và người lao động Việt Nam tại Đài Loan để tiếp thị hàng hóa, mở rộng tiêu thụ hàng hóa Việt Nam thông qua việc thành lập các cửa hàng Việt Nam, các quán ăn Việt Nam.
Hồng Kông
Hồng Kông là thị trường có nhu cầu nhập khẩu khá đa dạng. Trước đây hàng Việt Nam đã được xuất khẩu khá nhiều sang Hồng Kông. Cần xác định
chủ trương tập trung khôi phục lại thị trường, trước hết là các mặt hàng như lợn sữa, rau quả, thủy sản, dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ.
Khai thác triệt để vị trí chuyển khẩu của Hồng Kông, kể cả tái xuất sang Trung Quốc. Cần tích cực tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XTTM, tìm kiếm bạn hàng tại Hồng Kông.
Hồng Kông là thị trường tự do không thuế xuất nhập khẩu tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp Hồng Kông tạm nhập tái xuất khẩu sang nước thứ 3. Thị trường xuất khẩu chính của Hồng là Trung Quốc (49%), châu Âu (14%), Mỹ (13%) và Nhật (5%). Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực thông qua thị trường Hồng Kông đẩy mạnh việc bán hàng vào thị trường Trung Quốc, châu Âu, Mỹ và Nhật.Ngoài ra, hàng năm Hồng Kông tổ chức 300 cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn và hội chợ quốc tế, trong đó có 68 hội chợ quốc tế chuyên ngành, mỗi năm Hồng kông có hơn 500.000 khách nước ngoài đến tham dự các hội chợ và hơn 20.000 doanh nghiệp triển lãm nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn Hồng kông làm đầu mối quảng bá xúc tiến xuất khẩu.
Cămpuchia
Đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng ta chưa khai thác được và là thị trường đang có và hứa hẹn có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ta có thể xuất khẩu rất nhiều các loại mặt hàng sang Cămpuchia.
Cần nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng Trung Quốc và hàng Thái Lan tại thị trường này, trong đó đặc biệt là giá cả.Cần đẩy nhanh, mạnh và vững chắc hàng sang Cămpuchia. Xây dựng thật tốt mạng lưới nhập khẩu và tiêu thụ hàng tại Cămpuchia.
Thái Lan
Tuy có tính tương đồng về cơ cấu hàng hóa, ta vẫn có thể xuất khẩu nhiều loại mặt hàng sang Thái Lan như máy vi tính và linh kiện điện tử, dầu thô, than đá, linh kiện, phụ tùng và một số sản phẩm kỹ thuật cao. Cần tìm ra được kênh tiêu thụ và liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm xuất khẩu sang Thái Lan.
Một số biện pháp cụ thể:
Hiện nay do tình hình chính trị và kinh tế Thái Lan không ổn định, nhiều nhà máy phải thu hẹp đầu tư, sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu hàng của Thái Lan tăng hơn trước. Do đó, để tranh thủ lợi thế này, ta nên tăng cường công tác xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam sang Thái Lan. Hàng năm Thái Lan có nhiều triển lãm quốc tế, nhiều nước tham gia. Phần lớn các nước đều xây dựng gian hàng quốc gia rất chu đáo, thể hiện tầm cỡ của nước mình. Đối với Việt Nam việc này rất yếu (phần lớn do các hiệp hội tự tổ chức). Do đó, Bộ ta cần chỉ đạo đơn vị đầu mối trong nước nghiên cứu phương án triển khai hoạt động này được tốt hơn.
Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy các công ty ở Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, trong đó Việt Nam được coi là thị trường hấp dẫn nhất Châu Á. Đây là cơ hội tốt, do đó cần có giải pháp, biện pháp kịp thời nhằm thu hút đầu tư Thái Lan vào Việt Nam.
Trong nhiều năm nay, Việt Nam nhập khẩu nhiều Clinker từ Thái Lan để đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng trong nước. Đây chính là mặt hàng làm tăng nhập siêu của Việt Nam. Do đó, cần kiến nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng nhà máy sản xuất clinker thay thế nhập khẩu.Trong khuôn khổ đa phương, do Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Thái Lan, trong khuôn khổ đàm phán ASEAN, ta cần đề nghị Thái Lan thực hiện cam kết dỡ bỏ hàng rào phi
thuế quan với một số hàng Việt Nam (tơ tằm, cà phê, tỏi, hành…), tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào Thái Lan.
Malaixia
Ngoài dầu thô, các mặt hàng gạo, thủy sản, dệt may, đồ nhựa, đồ gỗ, giày dép có thể tăng xuất khẩu sang Malaixia.
Cần tổ chức tốt công tác xây dựng thị trường cho hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng tìm kiếm bạn hàng để tăng xuất khẩu và nhập khẩu ổn định, lâu dài. Ở cấp độ nhà nước, cần tích cực thúc đẩy việc ký Hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau.
Đối với công tác xúc tiến thương mại, tương tự như đối với Thái Lan, Bộ Công Thương cần chỉ đạo, chấn chỉnh công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, đưa công tác xúc tiến xuất khẩu vào quy củ.Ngoài ra, cần chuẩn hoá hàng XK để phù hợp nhu cầu thị trường, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá. Malaysia quản lý hàng xuất nhập khẩu theo các tiêu chuẩn cụ thể và do vậy hàng nhập khẩu vào nước họ cũng phải phù hợp các tiêu chuẩn này.
Xinhgapo
Giống như Hồng Kông, Xinhgapo có nhu cầu đa dạng và có vai trò chuyển khẩu rất lớn. Những năm tới cần tập trung vào xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng là thủy sản, nông sản, rau quả, dệt may, giày dép, đồ gỗ, dây và cáp điện, linh kiện điện tử và vi tính.Cần giải quyết có kết quả vấn đề SPS. Tổ chức cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường; tận dụng thực sự mặt thương mại của Hợp tác kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Xinhgapo để đẩy mạnh xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu.
Philíppin
Philíppin là một trong những thị trường trọng điểm về gạo của ta. Cần giữ vững thị trường gạo, tham gia đấu thầu hiệu quả. Ngoài gạo, có thể xuất khẩu các mặt hàng khác là máy vi tính và linh kiện điện tử và một số loại hàng tiêu dùng khác.
Cần tổ chức cho doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn thị trường này, từ đó tìm kiếm khả năng xuất khẩu ổn định, lâu dài. Trong quan hệ với Philíppin cần xử lý có lợi cho ta các vụ việc Philíppin áp dụng biện pháp tự vệ đối với gạch ốp lát và một số loại hóa chất nhập khẩu từ Việt Nam.
Inđônêxia
Điểm nổi bật là những năm tới Inđônêxia sẽ phải tiếp tục nhập khẩu lương thực, mở ra triển vọng rất lớn cho gạo xuất khẩu của ta. Cần đặt mục tiêu chiến lược là chiếm lĩnh lại vị trí hàng đầu trong xuất khẩu gạo vào Inđônêxia.
Ngoài gạo, cần quan tâm và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng khác như lạc, linh kiện điện tử và vi tính. Cần giải quyết tốt vấn đề chất lượng lạc xuất khẩu, lấy lại tín nhiệm cho mặt hàng này của ta tại thị trường.
Úc
Úc là thị trường đang có tốc độ tăng kim ngạch rất lớn do xuất khẩu dầu thô tăng mạnh. Tuy nhiên các mặt hàng ngoài dầu thô cũng tăng khá. Trong đó đáng kể là thủy sản, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ. Tiềm năng thị trường còn nhiều để ta khai thác xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và vi tính, các mặt hàng nông sản như cà phê, chè.Cần tổ chức nhiều hơn hoạt động XTTM, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp cận sâu, rộng hơn thị trường.Cần lưu ý xử lý vấn đề SPS đối với tôm và cá basa xuất khẩu vào Úc để giữ vững, tăng xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường.
3.2.2. Thị trường Châu Âu
a. Ở cấp độ Chính phủ:
Ta chủ trương củng cố và không ngừng phát triển quan hệ chính trị -kinh tế tốt đẹp truyền thống giữa Việt Nam với các nước Châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu và ổn định thị trường nhập khẩu. Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tất cả các mối quan hệ cấp Chính phủ về tiêu chuẩn hóa, đo lường, về kiểm dịch động vật và thực vật.Tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác xây dựng chính phủ điện tử nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh và tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp trong, ngoài nước và hỗ trợ thông tin cho hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ngoài.
Xây dựng một website xuất khẩu tổng hợp gồm tất cả các mục hàng hóa tiềm năng của Việt Nam và/hoặc có kết nối với website của các hiệp hội ngành hàng nhằm nâng cao hiệu quả giới thiệu sản phẩm xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam với đối tác nước ngoài. Khi cần thông tin chi tiết hơn thì các đối tác nước ngoài có thể truy cập các website liên kết từ cổng này. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tuyên truyền thương hiệu, giới thiệu khả năng và tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như VTV4, Internet, báo chí, tạp chí, đĩa CD-ROM. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất và cập nhật về doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp đối tác và/hoặc doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu đối tác Việt Nam, minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kinh doanh trong nước và quốc tế.
Vận động các nước thành viên EU sớm công nhận, hoặc công nhận từng bước quy chế kinh tế thị trường (MES) cho Việt Nam (theo 5 tiêu chí mà EU
đưa ra). Theo đó hàng hoá của chúng ta không bị phân biệt đối xử và hưởng quy chế công bằng vì có xuất xứ sản xuất từ một nước thành viên chính thức của WTO, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị kiện tụng, tranh chấp thương mại. Tổ chức nghiên cứu, cập nhật về luật pháp và chính sách kinh tế - thương mại của các đối tác Châu Âu, các rào cản phi thuế quan, quy tắc vệ sinh an toàn