Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 40 - 41)

2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa

3.2.2.Các nhân tố chủ quan

3.2.2.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh được coi là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng hoạt động có mục tiêu trong một thời gian dài cùng với hệ thống chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tương ứng. Chiến lược kinh doanh xác định ai là khách hàng của doanh nghiệp, thị trường nào là thị trường mục tiêu- điều này chi phối đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa hay hướng ra xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

3.2.2.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt: chất lượng, giá cả sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm, năng lực tài chính, kinh nghiệm, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực hay vị thế của doanh nghiệp trên thị

trường...Quyết định xuất khẩu hay không và liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng chiến lược xâm nhập và mở rộng thị trường hay chưa chính là phụ thuộc vào việc xem xét các yếu tố trên.Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2008

1. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau Hiệp định thương mại tự do Việt – Mỹ (BTA) và trước khi Việt Nam gia nhập

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 40 - 41)