2. Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa sau khi Việt
2.4.2. Thị trường xuất khẩu
Sau khi gia nhập WTO Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,.Những thị trường truyền thống tiếp tục tăng mạnh và một số thị trường khác cũng tăng khá. Những kết quả trên một phần được lý giải bởi nguyên nhân do khi nước ta trở thành thành viên WTO, các rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất thuế nhập khẩu vào các nước được cắt giảm,... các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã ngay lập tức tận dụng cơ hội này.
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO
Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; tăng %, cơ cấu % - Nguồn Bộ công thương
Trị giá Tăng Cơ cấu Trị giá Tăng Cơ cấu Tổng kim ngạch 48.560 121,9 100 62.685 129,1 100 - Châu Á: 21.000 122,8 43,8 29.500 140,5 47,1 Nhật bản 5.700 109,6 11,9 8.500 149,1 13,6 Trung Quốc 3.200 105,6 6,7 4.600 143,8 7,3 ASEAN 7.800 121,7 16,3 11.000 141,0 17,5 Hàn Quốc 1.200 142 2,5 1.900 158,3 3,0 Đài Loan 1.100 114 2,3 1.400 127,3 2,2 - Châu Âu : 9.520 119 19,8 11.400 119,7 18,2 EU 8.500 119 17,7 10.000 117,6 16,0 - Châu Mỹ 11.660 128 24,3 13.750 117,9 21,9 Hoa kỳ 10.234 139 21,3 12.000 117,3 19,1 - Châu Đại Dương 4.000 107.5 8,3 4.835 120,9 7,7 - Châu Phi Tây Nam Á 1.820 123 3,8 3.200 175,8 5,1
Tuy có những biến động nhất định, nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn được duy trì, cụ thể là:
Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn (43,8 % năm 2007 và 47, 1% năm 2008)với tổng kim ngạch đạt 50,5 tỷ USD. Chỉ sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á xấp xỉ gần bằng 70 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này của cả giai đoạn 2001-2006 (giai đoạn này đạt 76,654 tỷ USD). Tuy nhiên thị trường này đang có xu hướng chững lại hoặc giảm dần, trong đó có thị trường Trung Quốc, Nhật bản và ASEAN. Các nhóm hàng có tăng trưởng lớn là nông sản, dây điện và cáp điện.
Thị trường Châu Âu năm 2007 chiếm tỷ trọng gần 20% với kim ngạch đạt 9,52 tỷ USD, tăng 28,23% so với năm 2006; trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường khối EU với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tới 91,3%, số còn lại là thị trường LB Nga, các nước SNG và một số nước Đông Âu ngoài EU. Tới năm 2008 vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Mức tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu nhờ vào các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su thiên nhiên, đồ gỗ, cà
phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ. Riêng mặt hàng xe đạp và giày mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá;
Thị trường Châu Mỹ năm 2007 chiếm 24.3%, với kim ngạch 11,68 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2006, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch 10,1 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên tới năm 2008, do khủng hoảng tài chính ảnh hưởng lớn tới việc chi tiêu tiêu dùng và sản xuất, việc đón nhận các hàng hóa xuất khẩu có phần hạn chế. Điều này khiến cho tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống còn 22%. Tuy nhiên thị trường Châu Mỹ vẫn là sự kỳ vọng lớn đối với các doanh nghiệp của ta những năm tới, trong đó thị trường Hoa Kỳ vẫn là một thị trường chiếm vị trí quan trọng.
Thị trường Châu Phi –Tây Nam Á hiện đang chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Tuy nhiên đây là thị trường hiện đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều doanh nghiệp. Ngoại trừ các thị trường Irăc, Pakistan, Cô-oét, nơi tình hình chính trị và chiến sự còn nhiều bất ổn, hạn chế khả năng xuất khẩu hàng của Việt Nam, các thị trường khác, nhất là Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel đều có mức tăng trưởng khá.
Các thị trường nhỏ lẻ còn lại ở các khu vực chiếm tỷ trọng gần 5%, với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD.