8 Hỗ trợ các hình thức giáo dục dân số:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 93 - 98)

Nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp cho nhân dân là một trong những nhân tố tác động bền vững và lâu dài nhất đến sự phát triển dân số ổn định. Đồng thời với chương trình giáo dục văn hoá, nghề nghiệp, tiến hành chương trình giáo dục dân số trong nhà trường ở tất cả các cấp học. Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo dục dân số phải được bắt đầu ngay từ tiểu học và tiếp tục ở tất cả các cấp của giáo dục chính quy và không chính quy có tính đến các quyền, trách nhiệm của cha mẹ và tính đến các nhu cầu của trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên.

Tiến hành tổng kết chương trình giáo dục dân số trong nhà trường để hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, nâng cao tính hiệu quả của giáo dục dân số, làm cho thế hệ trẻ chấp nhận gia đình ít con như một chuẩn mực xã hội.

Xúc tiến xây dựng chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường bằng nhiều hình thức và nội dung thích hợp cho thanh niên, phụ nữ, đoàn viên công đoàn, hội viên Hội nông dân, lực lượng vũ trang và mọi đối tượng khác.

Chương trình giáo dục dân số cần được nghiên cứu, xây dựng, thử nghiệm và đánh giá chương trình nhằm đảm bảo nội dung phù hợp với từng lứa tuổi trên cơ sở cung cấp đầy đủ các vấn đề quan trọng liên quan đến dân số và để chống lại lệch lạc, hiểu sai về các vấn đề đó. Để đảm bảo cho chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường có hiệu quả và hữu ích cho cộng đồng, chương trình giáo dục dân số ngoài nhà trường có hiệu quả và hữu ích cho cộng đồng, chương trình giáo dục dân số phải phù hợp với nền văn hoá của dân tộc có sự tham gia tích cực của cha mẹ, gia đình, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, những người già và những nhà lãnh đạo cộng đồng.

Tóm lại, trải qua hơn 30 năm, kể từ khi ban hành văn bản pháp quy đầu tiên, Quyết định 216/CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn, cho đến nay công tác DS – KHHGĐ đã trở thành “một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta”. Trong hơn 30 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chính sách dân số trực tiếp và những kinh tế – xã hội có liên quan tác động đến dân số. Các chính sách dân số nói trên thể hiện sự tiến bộ và đổi mới trong nhận thức cũng như việc thể chế hoá công tác DS – KHHGĐ, là cơ sở để nhìn nhận khác quan các kết quả đã đạt được cũng như tiếp tục tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, còn có một số hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, chính sách dân số còn thiếu đồng bộ, chưa toàn diện. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào mục tiêu chủ yếu của công tác dân số là hạn chế mức sinh mà ít quan tâm đến các vấn đề khác của dân số (như chất lượng, cơ cấu và sự phân bố dân số)

Thứ hai, các chính sách dân số vẫn còn dừng lại ở những quy định riêng lẻ, rời rạc, các biện pháp mà chính sách dân số đưa ra chủ yếu là tuyên truyền, vận động, giáo dục, thiếu những biện pháp pháp luật. Do đó, việc thực hiện chính sách chưa được triển khai thống nhất, hiệu quả.

Vì vậy, một trong những giải pháp cơ bản của công tác dân số – KHHGĐ trong thời gian tới là sửa đổi và ban hành những chính sách dân số trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là những văn bản quy phạm pháp luật (như Luật hoặc Pháp lệnh) điều chỉnh những vấn đề liên quan đến dân số nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như động lực thúc đẩy phong trào quần chúng, khuyến khích mọi người thực hiện Chương trình DS – KHHGĐ. Đây cũng chính là một trong những giải pháp cơ bản của chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000 (Quyết định 270/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 6 năm 1993)

Kết luận và khuyến nghị

1. Mặc dù sự phát triển nhanh chóng dân số làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế – xã hội và môi trường của các nước nghèo nhưng chỉ riêng “sức ép” này chưa đủ để các Chính phủ tác động hoặc tác động tích cực đến quá tình dân số nhằm điều chỉnh toàn bộ tình trạng dân số nói chung và hạ thấp mức sinh nói riêng.

Sự giúp đỡ của Quỹ dân số LHQ là yếu tố bên ngoài và hoạt động của các NGO, của các nhà hoạt động chính trị, khoa học và xã hội trong nước là các điều kiện quan trọng thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số quốc gia.

Vì vậy, cần đẩy mạnh việc nắm bắt, phân tích, dự báo tình trạng dân số và tác động của nó đến sự phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế để giúp Nhà nước có được chính sách dân số hợp lý, kịp thời trong từng giai đoạn.

2. Mục tiêu của chính sách dân số ở các nước đang phát triển cho đến nay tập trung vào việc giảm sinh. Quá nhấn mạnh khía cạnh này, mục tiêu của chính sách dân số đã không chú ý đến vấn đề cân bằng giới và ít đề cập vấn đề chất lượng dân cư thông qua việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo, dị dạng cho đời sau. Hiện nay, một số nước đã phải chịu hậu quả này và đã có biện pháp khắc phục, dù muộn.

Chính sách dân số ở nước ta trong thời gian tới phải chú ý đến cân bằng giới tính khi sinh cũng như trong phân bố dân cư. Cần đề cập nội dung về chất lượng

dân số thông qua quy định điều kiện kết hôn, ly hôn, đình sản, sử dụng các BPTT khác và nạo phá thai…

3. Sự xung đột giữa quyền tự quyết của cá nhân, mục tiêu của Nhà nước và giáo lý trong chính sách dân số là không tránh khỏi. Việc giải quyết xung đột này không thể giống nhau giữa các nước giàu và nước nghèo, giữa các nền văn hoá khác nhau và trong điều kiện tài nguyên khác nhau.

Không thể chỉ nhấn mạnh và chỉ biết quyền của cá nhân mà phải cần đối với trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Do vậy, thưởng và phạt mang tính giáo dục để đạt được mục tiêu là hoàn toàn cần thiết.

4. Khi đã đạt được TFR = 2,7 ở mức TFR của nước ta vào năm 1996, nhiều nước trong đó có cả nước lớn như Trung Quốc và đảo nhỏ như Hồng Kông, nước đã phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada và nước nghèo đang phát triển như ThaLan, Indonesia, nước nghèo định hướng XHCN và các nước TBCN đều đã đạt được mức sinh thay thế, chỉ sau 5 –6 năm, tối đa là 10 năm.

Vì vậy, mục tiêu đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 của Việt Nam là có cơ sở thực tiễn và chương trình quốc gia nên nhấn mạnh thời hạn này, thậm chí có thể rút ngắn hơn nữa.

5. Bộ máy tổ chức làm công tác DS – KHHGĐ ở nước ta hiện nay thuộc mô hình của các nước lớn, sức ép dân số lên các vấn đề KT-MT mạnh mẽ và theo chiều hướng tiêu cực như ở Trung Quốc, Paskistan, Indonesia có thể coi là hợp lý.

Tuy nhiên, cần hỗ trợ phát triển và có mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa với NGOs. Đây là bài học quý của hầu hết các nước Châu á, thể hiện rõ KHHGĐ là “của dân, do dân và vì dân”

6. KHHGĐ nói riêng và toàn bộ vấn đề dân số nói chung liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của từng người, hơn nữa ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Do vậy, KHHGĐ phải có cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể.

ở nước ta, cơ sở pháp lý của KHHGĐ mới dừng ở mức chung thấp là Hiến pháp. Luật KHHGĐ chưa có, các văn bản dưới Luật thì còn tình trạng thiếu thống nhất, chưa đủ cụ thể để cơ sở triển khai dễ dàng, nên đã gây ra tình trạng bất công bằng trong thưởng phạt, chất lượng dịch vụ, hiệu quả dịch vụ chưa cao. Vì vậy, cần

xây dựng các Luật cụ thể hơn, như các nước có Luật đình sản, Luật nạo phá thai và các văn bản có tính pháp lý cao nhằm xử lý tình trạng vi phạm chính sách dân số, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho chương trình.

I – E – C cung cấp dịch vụ, bảo cân đối giới tính…Điều này đặc biệt khi mục tiêu 1 đến 2 con được thực hiện, trong hoàn cảnh vẫn còn tập quán “ưa thích con trai” và điều kiện kỹ thuật cho phép biết trước giới tính của thai nhi. Cần bổ sung ngay điều luật cấm dịch vụ xác định giới tính của thai nhi và nạo phá thai vì lựa chọn giới tính của con.

Luật pháp cũng cần góp phần ngăn chặn sự ra đời của quái thai, những đứa trẻ dị dạng. Điều này có nghĩa là kết hôn, mang thai được kiểm soát chặt chẽ đối với một số người mắc bệnh hiểm nghèo và tăng cường trách nhiệm tư vấn cho nhóm đói tượng này.

8. Do hoàn cảnh kinh tế – xã hội – môi trường – dân số ở các địa phương rất khác nhau, Nhà nước cần cho phép một số tỉnh/thành phố ban hành các chính sách riêng đề cập những vấn đề mới, nóng bỏng liên quan đến vấn đê giới/chất lượng dân số của địa phương. Những chính sách như vậy được thay đổi một cách linh hoạt.

9. Sự suy giảm mức sinh không phải chỉ diễn ra theo một chiều. Mức sinh có thể bùng lên khi chính sách nới lỏng (kinh nghiệm của Trung Quốc trong những năm 1980 - 1981). Vì vậy, cần duy trì sức mạnh của chính sách cho tới khi mức sinh thay thế đạt được một cách bền vững. Kèm theo đó là mức đầu tư không giảm sút ngay cả khi mức sinh thay thế đã đạt được.

10. Chính sách dân số thành công chỉ trên cơ sở địa vị phụ nữ được cải thiện. Chính sách và Luật pháp phải hỗ trợ phụ nữ có được sự bình đẳng với nam giới trong giáo dục, đào tạo, việc làm, bảo hiểm xã hội…Trong lĩnh vực dân số cần đảm bảo quyền lựa chọn cho phụ nữ trong kết hôn/ly hôn/ tránh đẻ/thụ tinh nhân tạo/hỗ trợ mang thai và sinh đẻ, nhận nuôi con nuôi và điều trị vô sinh…

Những kinh nghiệm chính sách và Luật pháp của nước ngoài trong lĩnh vực dân số rất phong phú và khá đầy đủ. Học tập kinh nghiệm nước ngoài một cách chọn lọc chắc chắn sẽ góp phần hoàn thiện luật pháp và chính sách dân số của nước ta.

Những chữ viết tắt

CBR/ CDR/ GR: Tỷ suất sinh thô/ Tỷ suất chết thô/ Tỷ lệ tăng dân số. CPR: Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai.

CSDS: Chính sách dân số. CNXH: Chủ nghĩa xã hội

DS-KHHGĐ: Dân số- Kế hoạch hoá gia đình DCTC: Dụng cụ tử cung

KT- XH: Kinh tế- xã hội IMR: Tỷ suất chết của trẻ em LHQ: Liên hợp quốc

NGO: Tổ chức phi Chính phủ. PTTT: Phương tiện tránh thai. TFR: Tổng tỷ suất sinh WHO: Tổ chức Y tế quốc tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)