II. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật trong chính sách dân số
3. Luật pháp và hôn nhân gia đình
Hôn nhân là một thể chế đặc biệt từ góc độ pháp lý, xã hội học và dân số học. Thông qua hôn nhân các nhu cầu tình cảm và tình dục của cá nhân được thoả mãn. Hôn nhân khởi đầu cho việc xây dựng gia đình, sinh đẻ và nuôi dạy trẻ em. Hôn nhân là một quan hệ ổn định trong đó các bên của hôn nhân có các nghĩa vụ đối với nhau và đối với con cái. Hôn nhân còn liên quan đến các quan hệ tài sản, trợ giúp những người phụ thuộc và các quan hệ của gia đình đối với xã hội như thuế, phúc lợi gia đình, giáo dục….Luật pháp cũng thường có qui định cụ thể các quyền và nghĩa vụ về các quan hệ này.
Sau đây là các nội dung pháp lý của các tình trạng hôn nhân thường được đề cập đến.
3.1. Kết hôn
Nói chung kết hôn được xác định là sự kết đối hợp pháp của một cặp khác giới tính. Kết hôn thường có các điều kiện nhất định.
Kết hôn phải là quyết định tự nguyện của 2 bên. Kết hôn không có sự đồng ý của 1 hoặc 2 bên đương sự đã được ngăn cấm trên phạm vi quốc tế; trong công ước về kết hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và đăng ký kết hôn được Liên hợp quốc thông qua năm 1962.
Một số nước qui định những người đến tuổi kết hôn hợp pháp nhưng chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý phải có sự đồng ý của cha mẹ, người bảo trợ hay toà án địa phương mới được kết hôn. Các trường hợp lừa đảo hoặc cưỡng ép hôn hân đều có qui định xử phạt. Lừa đảo và cưỡng ép hôn nhân cũng là các căn cứ huỷ bỏ hôn nhân.
Một số nơi qui định về một “thời gian chờ đợi” từ khi hai bên đương sự chính thức thông báo đề nghị kết hôn cho nhau và thông báo cho toà án đến khi hôn lễ chính thức được tiến hành. Hôn lễ sau đó sẽ được tiến hành nếu như không có bên nào phản đối trong thời gian này. ở Thuỵ Điển, một cặp có thể kết hôn sau 2 ngày thông báo, theo luật trước kia thì thời gian này là 3 tuần.
ii) Tuổi kết hôn tối thiểu
Hầu như tất cả các nước đều có qui định về tuổi kết hôn tối thiểu. Các qui định này thay đổi theo thời gian. Có ít nhất 54 nước thay đổi qui định về tuổi kết hôn trong thập kỷ 60 và 70.
Đa số các nước qui định tuổi kết hôn tối thiểu trong khoảng 16 – 20, nhiều nhất là tuổi 18. Tuổi kết hôn tối thiểu của nữ thường được qui định thấp hơn của nam.
Tuổi kết hôn tối thiểu ở các nước Châu Âu hầu hết là 18 cho cả nam và nữ. Nhiều nước đang phát triển có xu hướng thay đổi luật nhằm tăng tuổi kết hôn. Năm1971, ấn Độ tăng tuổi kết hôn tương ứng của nam và nữ từ 18 và 15 lên 20 và 18; Srilanka từ 16 và 12 lên 16 và 18. Tuổi kết hôn hợp pháp ở Mỹ là 16 nhưng
phải có sự đồng ý của cha mẹ nếu đương sự dưới 18 tuổi. Luật cải cách gia đình ở Anh năm 1969 giảm tuổi kết hôn từ 21 xuống 18.
iii) Thủ tục kết hôn
Để ghi nhận tính hợp pháp, hầu hết các nước đòi hỏi hôn nhân phải đăng ký với nhà chức trách. Đây thường được coi là thủ tục dân sự bên cạnh các thủ tục tôn giáo khác. Tính hợp pháp của hôn nhân chỉ được thừa nhận trong một số trường hợp kết hôn có thủ tục tôn giáo nhưng không đăng ký.
iv) Các quan hệ bị cấm
Pháp luật thường qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ dòng máu nhất định. Phạm vi của các quan hệ này được qui định khác nhau giữa các nước. Vi phạm các qui định này có thể bị xử phạt.
v) Đảm bảo chế độ một vợ một chồng
3.2. Tiêu hôn
Tính chất hợp pháp của hôn nhân sẽ không còn nếu hôn nhân bị hủy bỏ (Tiêu hôn). Tiêu hôn chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định sau khi kết hôn; ngoài thời gian đó, áp dụng những qui định cho ly hôn. So với ly hôn thì tiêu hôn hiếm, thường dưới 2% số ly hôn.
Hôn nhân có thể bị hủy bỏ vì cuộc kết hôn không đảm bảo tính chất hợp pháp (điều này không được phát hiện khi kết hôn). Chương I Luật hôn nhân Anh qui định Tiêu hôn nếu rơi vào ít nhất một trong các trường hợp sau:
i) Thuộc những quan hệ bị cấm, ii) ít nhất một bên dưới 16 tuổi. iii) Không đảm bảo thủ tục kết hôn
iv) ít nhất mỗi bên đã có gia đình hợp pháp v) Cùng giới tính
Đình chỉ hôn nhân cũng có thể vì các khuyết tật của các bên mà chức năng của gia đình không được đảm bảo, các lý do không thể chấp nhận về văn hóa, tôn giáo…Chương II luật hôn nhân của Anh qui định các lý do này bao gồm:
i) Không có khả năng giao hợp ii) Cố tình từ chối giao hợp,
iii) Không có sự chấp thuận hợp pháp của một bên; hôn nhân do cưỡng ép lừa dối, rối loạn thần kinh và các trường hợp không làm chủ về thần kinh khác như say rượu, ma túy….
iv) Mắc bệnh tâm thần
v) Mắc bệnh hoa liễu tại thời điểm kết hôn và vi) Mang thai với người khác tại thời điểm kết hôn.
3.3. Ly hôn
Pháp luật cho phép ly hôn khi hôn nhân thất bại. Quyết định cho phép ly hôn thường được dựa trên một số cơ sở nhất định. Quan niệm về mức độ nghiêm trọng của các cơ sở này khác nhau trong các hệ thống luật. Ngoại tình là một cơ sở chắc chắn cho ly hôn ở một số nước nhưng ở một số nước khác lại không phải.
Cơ sở cho ly hôn có thể chia thành:
i) Các vi phạm trong quá trình chung sống (thô bạo, bỏ rơi)
ii) Kém năng lực, các khuyết tật (sức khoẻ, yếu kém năng lực trí tuệ, tình dục, bị bệnh truyền nhiễm, hoa liễu).
án tù dài hạn, sự mất tích của một bên trong thời gian dài cũng là cơ sở ly hôn ở một số nước. Luật của Anh cho phép ly hôn nếu 2 bên sống xa nhau trên 5 năm.
Một số luật hôn nhân coi trọng tính tự quyết của 2 bên đương sự. Đề nghị xin ly hôn của cả 2 bên đương sự được xem là bằng chứng rõ ràng của sự đổ vỡ hôn nhân. ở Bỉ coi trọng tính tự quyết của các cặp vợ chồng nhưng yêu cầu về điều kiện thời gian. Luật pháp nước Anh cho phép ly hôn nếu 3 bên đã ly thân trong 2 năm, một bên yêu cầu và bên kia không phản đối.
Luật pháp cũng có các qui định về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái và các quan hệ tài sản sau khi ly hôn.