Các hình thức văn bản pháp luật về dân số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 43 - 45)

II. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật trong chính sách dân số

7. Các hình thức văn bản pháp luật về dân số

Cơ sở pháp lý của chính sách và các chương trình dân số – KHHGĐ được thiết lập thông qua các dạng văn bản dưới đây:

7.1. Một số điều trong Hiến pháp

Điều 25 Hiến pháp năm 1978 của Trung Quốc ghi rõ: “Nhà nước ủng hộ KHHGĐ để phát triển dân số phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội”. Hiến pháp năm 1982 nhấn mạnh hơn và cụ thể hơn: “Cả vợ và chồng phải có sự cam kết áp dụng biện pháp sinh đẻ có kế hoạch” (Điều 49)

7.2. Các bộ luật

- Luật dân số của Mehico năm 1975.

- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân để điều chỉnh mức chết.

- Luật hôn nhân và gia đình để điều chỉnh vấn đề kết hôn/ly hôn và quan hệ gia đình.

- Luật liên quan đến xuất và nhập cư, thay đổi quốc tịch để điều chỉnh di cư. - Luật hình sự có các điều khoản liên quan đến đình sản và nạo phá thai. - Luật liên quan đến từng biện pháp KHHGĐ như: Luật đình sản, Luật nạo phá thai….để điều chỉnh mức sinh.

- Luật ưu sinh bảo vệ sức khoẻ của Nhật (1948), Đài Loan (1974) và Dự thảo của Trung Quốc năm 1993.

7.3. Pháp lệnh

Điều 20 Pháp lệnh năm 1989 của tỉnh Thejjang (Trung Quốc) quy định:

“Các cặp trong độ tuổi sinh đẻ phải sử dụng các biện pháp tránh thai tin cậy. Nếu tránh thai thất bại thì thai nghén phải đình chỉ”

7.4. Quyết định của Tổng thống:

Quyết định của Tổng thống Hàn Quốc ngày 28/5/1973 về việc: “Nữ hộ sinh qua lớp đào tạo được phép đặt vòng”

7.5. Nghị định của Hoàng Gia.

Nghị định của Hoàng Gia ả rập Xê út ngày 28/4/1975 cấm sử dụng các Biện pháp tránh thai.

7.6. Quyết định của Bộ y tế

+ Quyết định của Bộ Y tế ấn Độ , năm 1976 về việc sử dụng viên uống tránh thai phải có chỉ định.

+ Quyết định của Bộ Y tế Chi Lê, năm 1974 về việc nữ hộ sinh sau khi được đào tạo có thể cung cấp các dịch vụ tránh thai phục hồi được.

7.7. Văn bản pháp lý của Chính quyền địa phương

Việc ban hành các văn bản Luật pháp liên quan đến DS – KHHGĐ không nhất thiết chỉ là chức năng của chính quyền Trung ương. ở một số nước, chính quyền các nước cộng hoà/Bang/Tỉnh của mình.

Thí dụ: Trước đây, toàn bộ 50 Bang của Mỹ cấm nạo phá thai. Đến năm 1967 cùng với Bang Calorado, 12 Bang khác đã có Luật cho phép nạo thai trong điều kiện bảo vệ tính mạng mẹ. Năm 1970, có thêm 4 Bang cho phép và đến năm 1970, Toà án tối cao quyết định thông qua Luật này đối v ới tất cả các Bang của Mỹ. Như đã trình bày, một số tỉnh của ấn Độ và Trung Quốc có Luật hoặc Pháp lệnh bắt buộc đình sản hoặc nạo, phá thai đối với một số đối tượng nhất định. Điều này phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương và nó giải quyết được những vấn đề mà cả nước chưa thống nhất. Nó có hiệu lực trên một phạm vi lãnh thổ hẹp của quốc gia nên mang tính linh hoạt dễ điều chỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)