Luật pháp điều chỉnh cơ cấu và chất lượng dân số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 42 - 43)

II. Kinh nghiệm sử dụng pháp luật trong chính sách dân số

5. Luật pháp điều chỉnh cơ cấu và chất lượng dân số

Pháp luật không chỉ điều chỉnh hành vi kết hôn/ ly hôn, sinh sản, di cư và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giảm bớt mức chết mà còn tác động đến cơ cấu và chất lượng dân số thông qua kiểm soát sinh và kiểm soát chất lượng gen.

Những tác động làm giảm mức sinh đẻ dẫn đến thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, mà xu hướng của nó là giảm tỷ lệ trẻ em và tăng tỷ lệ người già trong tổng số dân. Việc sử dụng các kỹ thuật phát hiện sớm giới tính của thai nhi trong những nền văn hoá “ưa thích con trai” và chính sách dân số “Một con” đã dẫn đến tình trạng nạo phá thai nhi gái, làm mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu dân số theo giới tính.

Các bằng chứng đã quan sát được ở Hàn Quốc, Trung Quốc: Năm 1989, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh là con thứ ba ở Hàn Quốc là 18,5, ở Trung Quốc là 125. Đối với đứa con thứ 4, tỷ số này lên tới 208,6 ở Hàn Quốc và 132,7 ở Trung Quốc! Vì vậy, năm 1994, Luật Y tế của Hàn Quốc nghiêm cấm sử dụng kỹ thuật xác định giới tính thai nhi. Cán bộ y tế vi phạm sẽ bị xử phạt.

- Tù 1 năm.

- Phạt 12.000 Đôla Mỹ.

- Thu hồi giấy phép hành nghề.

Trung Quốc, ấn Độ cũng ban hành Luật cấm tương tự.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, Luật là quan trọng nhưng sẽ xảy ra tình trạng xác định giới tính thai nhi một cách lén lút và giá cả dịch vụ sẽ đắt hơn.

Những tác động về mặt Luật pháp nhằm nâng cao chất lượng nòi giống thể hiện ở những điểm sau:

a) Kiểm tra sức khoẻ trước hôn nhân.

Luật ưu sinh bảo vệ sức khoẻ yêu cầu kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn. Luật hôn nhân nhiều nước cấm kết hôn, cho phép tiêu hôn/ly hôn đối với những người mắc bệnh tâm thần, hoa liễu.

Đài Loan qui định rõ nếu cứ thân phụ mẫu, vợ (hoặc chồng) mắc bệnh có hại cho ưu sinh sẽ được đình sản, nạo phá thai. Các cơ quan chủ quản được quyền tiến hành kiểm tra sức khoẻ nhân dân phục vụ cho ưu sinh.

Năm 1948, ở Nhật Bản có luật bảo vệ ưu sinh. Năm 1973, Đài Loan công bố luật ưu sinh bảo vệ sức khoẻ, thực chất là kiểm soát gen từ khi các cặp kết hôn cho tới lúc sinh đẻ để loại bỏ bệnh di truyền, bệnh tâm thần có hại cho nòi giống Trung Quốc, 1993 có dự thảo Luật ưu sinh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)