Tuổi sinh con đầu lòng:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 55 - 56)

I. Nhóm chính sách đối với cá nhân trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh

1.2.Tuổi sinh con đầu lòng:

Quyết định 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1998 của Hội đồng Bộ trưởng đã vận động phụ nữ sinh đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên). Tuổi của phụ nữ khi sinh con đầu lòng cũng như điều kiện kinh tế của họ có liên quan mật thiết đến tình hình sức khoẻ của cả mẹ và con, và là yếu tố kéo dài khoảng thời gian để có khả năng sinh con lần thứ 2 thứ 3 trong suốt độ tuổi sinh đẻ của họ (từ 15 đến 49 tuổi). Tuy thời gian của những lần sinh sau và quy mô gia đình đầy đủ có liên quan mật thiết đến tuổi sinh con đầu lòng. Vì vậy, tuổi sinh con đầu lòng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến qui mô gia đình và tốc độ gia tăng dân số.

Trên thực tế đã có 4,1% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 19 đã sinh con đầu lòng và khoảng 7% phụ nữ trong độ tuổi 20-22 đã sinh con đầu lòng so với tổng số người sinh trong năm. Như vậy, so với chỉ tiêu vận động, vẫn còn 11,1% phụ nữ sinh con đầu lòng sớm (từ 22 tuổi trở xuống). Theo kết quả điều tra nhân khẩu học giữa kỳ năm 1994, tuổi sinh con đầu lòng giữa các thế hệ phụ nữ có sự khác biệt: Nhóm 25 –29 tuổi có 40,5% phụ nữ là sinh con lần đầu trước tuổi 22 và 59,5% là sinh con lần đầu sau tuổi 22 hoặc là chưa sinh, trong khi nhóm 40-44 tuổi có 38,4% là sinh con lần đầu trước tuổi 22 và còn 61,6% là sinh con lần đầu sau tuổi 22 hoặc là chưa sinh.

Phụ nữ thành thị sinh con muộn hơn phụ nữ nông thôn. Tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng của phụ nữ thành thị năm 1996 là 27,6 tuổi, phụ nữ nông thôn sinh con đầu lòng sớm hơn phụ nữ thành thị gần 1 năm (26,8 tuổi) và từ đó được thể hiện qua xu hướng thay đổi của tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi. Khu vực nông thôn, mức độ sinh cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 24 tuổi là 194%o trong khi khu vực thành thị mức độ sinh cực đại lại xảy ra ở nhóm tuổi 25-29 là 120,2%o.

Một chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá xu hướng chung về tuổi sinh con đầu lòng là tuổi trung vị của phụ nữ khi sinh con đầu lòng: Tuổi trung vị của phụ nữ khi sinh con đầu lòng là 22,28 tuổi, bình quân phụ nữ thành thị sinh con đầu lòng ở tuổi 23,3 lớn hơn giá trị tương ứng ở nông t hôn tới 1,3 năm (so với 22 năm). Nói chung, khi trình độ học vấn tăng lên, tuổi trung vị khi sinh con đầu lòng cũng tăng theo. Chênh lệch về chỉ tiêu này giữa phụ nữ chưa bao giờ đến trường (21,04 năm) và tốt nghiệp trung học trở lên (24,46 năm) lên tới 3,5 năm.

Tuy vận động sinh đẻ muộn, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng: cần phải cho phép sinh con đầu lòng sóm hơn tuổi 22 hoặc không nên qui định tuổi sinh con đầu lòng mà chỉ khống chế ở 2 con là đủ. Cần nhấn mạnh rằng “Tuổi sinh con đầu lòng” là chỉ tiêu mang tính chất vận động, thuyết phục không có tính chất bắt buộc như một qui định. Việc vận động phụ nữ sinh muộn sau tuổi 22 là dựa vào yếu tố sức khỏe, phát triển trí lực và đảm bảo kinh tế của một gia đình. Xét trên góc độ khoa học y học thì phụ nữ từ 22 tuổi trở đi mới thực sự trưởng thành về trí tuệ và thể lực đẻ con cái họ sinh ra bảo đảm được sức khoẻ. Xét trên góc độ kinh tế, nói chung phụ nữ từ 22 tuổi trở đi mới sinh con sẽ có cơ hội nhiều hơn để học xong phổ thông và học xong nghề, đi làm việc, có thu nhập và lúc đó mới đảm bảo tốt hơn điều kiện sống của một gia đình.

Về lý thuyết cũng như thực tế, nếu sinh con, trước hết là làm tăng nhân khẩu và làm giảm thu nhập bình quân đầu người một cách đáng kể. Giảm 30% thu nhập đầu người trong mô hình gia đình hạt nhân sau lần sinh con thứ nhất và bản thân người vợ phải ngừng các hoạt động có thu nhập trong một thời gian dài, từ 3 đến 4 tháng (thời gian nghỉ đẻ), năng suất lao động của cả gia đình, đặc biệt là của người vợ bị giảm đáng kể từ khi mang thai và các hoạt động sau khi sinh. Mặt khác các chi phí thực tế trung bình trong vòng 5 –7 tháng trọng điểm tăng lên ở mức rất cao từ 2 đến 5 lần so với trước khi sinh con.

Theo báo cáo của Trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố Hà Nội năm 1995, nguy cơ mắc bệnh của bà mẹ sinh con ở độ tuổi quá trẻ lớn gấp 4 lần so với bà mẹ ở độ tuổi 24-29 và nguy cơ nhiễm bệnh đối với trẻ sơ sinh được sinh ra bởi bà mẹ quá trẻ cao hơn 6 lần so với đứa trẻ được sinh ra bởi bà mẹ ở độ tuổi 24-29.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Những yếu tố thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện chính sách dân số của các chính phủ docx (Trang 55 - 56)